.5 Bảng báo cáo tồn kho hàng tái chế tại Proconco Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt – pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo mô hình just in time (Trang 48 - 50)

Plant

Tiêu chí 07/2016 08/2016 09/2016 10/2016 11/2016 12/2016

Proconco

Biên Hòa Tồn cuối 2741 3603 3583 2588 2556 3995

Số lượng tái chế cuối tháng

30.80 9.40 13.00 31.77 25.00 38.27

Số lượng tái chế

lũy kế 357.43 366.83 379.83 411.60 436.60 474.87

(Nguồn: Nội bộ công ty PROCONCO)

Với đặc thù ngành sản xuất là thức ăn chăn nuôi, yêu cầu chất lượng cao và hạn sử dụng ngắn chỉ được 60 ngày, trong đó thời hạn lưu kho tại nhà máy là dưới 21 ngày thì việc kiểm sốt số lượng và ngày sản xuất sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Nếu ít q khơng đủ hàng bán thì sẽ mất khách hàng, nếu nhiều quá thì giá trị hàng tồn kho quá lớn, chưa kể nguy cơ phải tái chế hàng hóa vì q hạn lưu kho.

Theo thực trạng khảo sát cùng với báo cáo thực tế tại công ty trong 6 tháng cuối năm có thể thấy cơng tác quản lý hàng tồn kho tại Proconco đang làm là không tốt. Thông thường, đặc biệt là trong giai đoạn 2 tuần đầu tháng, nhà máy thường xuyên phải dừng sản xuất đột ngột vì hàng bán chậm hơn dự báo bán hàng, kế hoạch sản xuất khơng chính xác, dẫn đến đầy kho chứa hàng, điều này làm cho hàng cần thiết để bán thì khơng sản xuất được, hàng đầy trong kho thì khơng thể bán cho ai. Mức tồn kho cuối mỗi tháng đều vào khoảng trên dưới 3000 tấn, trong khi lượng bán hàng những ngày đầu tháng tiếp theo chỉ vào khoảng 600 - 700 tấn, lượng hàng dư thừa quá nhiều làm tăng chi phí tồn trữ, giảm lợi nhuận của cơng ty, đồng thời làm tăng lượng hàng phải tái chế vì quá hạn lưu kho. Tương tự đối với hàng nguyên liệu, vì số lượng hàng bán thực tế khơng như kế hoạch làm cho nguyên liệu mua về chưa dung tới bị ứ lại trong kho, hoặc hàng về khơng có kho chứa buộc phải bán nội bộ cho nhà máy khác, làm cho chi phí vận chuyển và nhân cơng bốc dỡ tăng lên.

Hậu quả hàng hóa thường xuyên đầy kho nhưng tồn kho đủ hàng bán cũng chỉ ở mức trung bình, đầy kho nhưng không giải quyết được nhu cầu cho khách hàng, thường xuyên phải tái chế thành phẩm quá hạn, điều này gây ra lãng phí rất lớn cho cơng ty. Yếu tố này cần phải được quan tâm chú ý cải thiện nhiều.

2.2.2.3 Kích thước lơ hàng nhỏ

Từ bảng 2.6 cho thấy yếu tố Kích thước lơ hàng nhỏ được khảo sát thông qua 3 biến quan sát với điểm trung bình là 4.225 trên thang điểm 5; có thể thấy được Proconco làm khá tốt trong việc linh động chuyển đổi sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, thiết lập được hệ thống nhà cung cấp tốt cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ Quản lý chất lượng cao, thao tác nhanh gọn, quy trình chuẩn xác. Tuy nhiên việc chuyển đổi sản phẩm quá nhiều trong ngày cũng gây ra rủi ro giảm năng suất vì phải mất thời gian để ngưng máy làm sạch hệ thống, đổi nguyên liệu đầu và, hay mua hàng với số lượng nhỏ gây ra tốn kém chi phí mua hàng thay vì mua theo

lơ lớn. Vì vậy cần phải cân nhắc tính cần thiết của yếu tố này đối với tình hình thực tế sản xuất tại Proconco.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt – pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo mô hình just in time (Trang 48 - 50)