.1 Doanh thu Proconco giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt – pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo mô hình just in time (Trang 39 - 46)

(Nguồn: Nội bộ cơng ty PROCONCO)

2.1.4 Các dịng sản phẩm của PROCONCO

 Sản phẩm dành cho heo: Tùy theo từng thời kì, heo cần những cơng thức dinh dưỡng khác nhau để có thể đạt mức tăng trưởng tốt nhất. PROCONCO cung cấp 61 loại sản phẩm khác nhau phù hợp với độ tuổi của heo, mang đến những sản phẩm an toàn và tiện lợi cho đàn heo của các hộ chăn nuôi.

13797,0 14294,0 16126,0 - 2000,0 4000,0 6000,0 8000,0 10000,0 12000,0 14000,0 16000,0 18000,0 2014 2015 2016

Doanh thu - Hàng tồn kho (nghìn tỷ VND)

Doanh thu Hàng tồn kho

 Sản phẩm dành cho bò: Dinh dưỡng là yếu tố tối quan trọng để bị có thể sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao.

 Sản phẩm dành cho gà:

 Sản phẩm dành cho Cút

 Sản phẩm dành cho Tôm

 Sản phẩm dành cho Cá:

Hình 2.2: Các sản phẩm của PROCONCO

(Nguồn: Website của PROCONCO)

Proconco đã phát triển được thương hiệu thức ăn gia súc và thủy sản nối tiếng nhất Việt Nam với thương hiệu "Con Cò” nhờ vào quá trình cung cấp những sản

phẩm chất lượng cao và di sản danh tiếng từ đối tác Châu Âu. Mức độ nhận biết thương hiệu của công ty rất cao trong ngành hàng thức ăn chăn ni chất lượng cao cấp. Nhờ đó, sản phẩm của Proconco có thể bán được giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh vì người chăn ni rất trung thành với các thương hiệu và ln địi hỏi chất lượng đối với các sản phẩm thức ăn chăn ni.

2.1.5 Đối thủ cạnh tranh chính

Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2011 - 2015, với tốc độ tăng trưởng kép trung bình là 15% hàng năm nhờ vào sức tăng trưởng tiêu dùng thịt mạnh mẽ ở Việt Nam. Quy mô thị trường hiện nay nằm ở khoảng 13 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong năm 2015 và dự báo sản lượng sẽ tăng trưởng với tốc độ 7 - 9% hàng năm trong giai đoạn từ 2015 – 2020 theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đánh giá lại hoạt động của ngành chăn ni năm 2016, ơng Hồng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (NN&PTNT) cho biết, tính đến hết tháng 12/2016, mặc dù gặp nhiều bất lợi nhưng ngành chăn nuôi vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5,4% so với năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu thịt lợn tăng đột biến, với khoảng 40% so với năm 2015 và đạt khoảng 100.000 tấn cả năm 2016. Đối với gia cầm, năm 2016 cũng tăng trưởng rất mạnh, trong khi đó, số lượng đại gia súc nhập khẩu trong năm 2016 đã giảm đáng kể, lý do chính là trong nước đã chủ động sản xuất được giống. Do vậy, tỷ lệ bò lai, bò sữa cao sản phát triển rất tốt. Có thể nói, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho thức ăn chăn nuôi.

Cuối tháng 4/2015, trong một động thái đầy bất ngờ, Masan công bố nắm được quyền kiểm soát đối với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi là Proconco (sở hữu 52%) và ANCO (sở hữu 70% cổ phần). Hai khoản đầu tư này được Masan sở hữu gián tiếp thông qua Masan Nutri-Science (MNS), trước đây là Công ty TNHH Sam Kim.

Trên thị trường hiện nay, sản lượng thức ăn của Proconco và Anco cộng lại khoảng 1,7 triệu tấn, chỉ đứng sau C.P Việt Nam. Tuy nhiên, nếu khoản đầu từ vào GreenFeed là thật, khi đó, Masan có trong tay khoảng trên 2,2 triệu tấn thức ăn và nghiễm nhiên, đã cân bằng thị phần với đối thủ số một là C.P Việt Nam.

Tương tự như Masan là thủy sản Hùng Vương (HVG). Được biết đến với hoạt động chế biến thủy sản, Hùng Vương hiện sở hữu 6 nhà máy sản xuất thức ăn, công suất 905.000 tấn/năm. Năm 2015, nhiều khả năng HVG sẽ đạt sản lượng 1,2 triệu tấn thức ăn thủy sản dành cho cá tra, vượt xa mục tiêu 1 triệu tấn đề ra hồi đầu năm và chính thức trở thành doanh nghiệp nắm thị phần lớn nhất mãng thức ăn thủy sản tại Việt Nam.

Đến nay, trên cơ sở sản lượng mà các đơn vị công bố, ba vị trí dẫn đầu đang thuộc về CP (3,8 triệu tấn, 21% thị phần), Masan Nutri-Science (2,2 triệu tấn, 14% thị phần), Greenfeed và Hùng Vương đều nắm trong tay 8,3% thị phần (1,5 triệu tấn).

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý hàng tồn kho tại tại Công ty Cổ phần Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các yêu cầu của mơ hình Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo các yêu cầu của mơ hình “Just in time”

2.2.1 Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

Hình 2.3: Phương pháp nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả 2.2.1.1.1 Thu thập dữ liệu

 Cách chọn mẫu: do những hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, nên đề tài sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

 Cỡ mẫu: theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần thu thập bộ dữ liệu ít nhất 5 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 15 biến quan sát phần 5 yếu tố Công nghệ quản lý, 13 biến quan sát phần 4 yếu tố Hệ thống quản lý và 9 biến phần 3 yếu tố Người quản lý, vậy cỡ mẫu tối thiểu để thực hiện bài nghiên cứu phải có là 185. Thực tế tác giả đã phát 215 bảng câu hỏi, kết quả thu về có 200 bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn.

Đối tượng khảo sát: Nhân viên hiện đang làm việc tại Proconco Biên Hòa.

2.2.1.2 Xử lý dữ liệu

Thống kê mơ tả:

Tính giá trị trung bình các yếu tố thành phần để đánh giá thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho theo mơ hình “Just in time” theo cảm nhận của nhân viên cơng ty. Ngồi ra thống kê mơ tả cịn được sử dụng để mơ tả mẫu nghiên cứu.

Mô tả mẫu nghiên cứu:

Trong tổng số 200 người tham gia khảo sát, đa phần họ đã làm tại Proconco từ 1- 5 năm (chiếm 42%), tỷ lệ gần như tương đương giữa các vị trí cơng nhân sản xuất (31.5%), nhân viên văn phòng (35%) và nhân viên kinh doanh (26.5). Kết quả khảo sát được mô tả cụ thể trong phụ lục 4.1.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Theo Campell và Fiske (1959), một đo lường được gọi là có độ tin cậy (validity) nếu nó đo lường đúng được cái cần đo lường hay đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai số, hệ thống và ngẫu nhiên. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item - Total correclation).

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (>0,95) có nghĩa là nhiều câu trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau hay là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là đa cộng tuyến.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo sử dụng được. Tuy nhiên theo J. F. Hair và cộng sự (1998) thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hệ số này chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không quyết định việc nên giữ lại hay bỏ đi một biến quan sát. Vì vậy cần cân nhắc thêm 2 giá trị là hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total

Correlation) và hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) cho thêm cơ sở để đưa ra quyết định này.

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đạt yêu cầu do thoả 2 hệ số Cronbach’s Alpha là đều lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan biến – tổng của các biến trong thang đo đều lớn hơn 0.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha - Các yếu tố cơ bản của JIT được thể hiện trong bảng 2.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt – pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) theo mô hình just in time (Trang 39 - 46)