Logo của SAJUCO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty đay sài gòn (sajuco) , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SAJUCO

Công ty Cổ phần Sản xuất-Dịch vụ-Thương mại Đay Sài Gòn được thành

lập từ doanh nghiệp Nhà nước Nhà máy Đay Sài Gòn theo quyết định số 1173/QD - TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Trước năm 1975, Doanh nghiệp thuộc Công ty SOVIJUTE do chủ người

Pháp quản lý với tên Công ty Sợi Đay Việt Nam chuyên sản xuất mía, đường, cao

su, đay…

Từ 01.09.1976, Nhà nước tiếp quản trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao từ Công ty Sợi Đay Việt Nam nhượng lại cho Chính phủ Việt Nam, chuyển thành Xưởng dệt

số 13 thuộc Liên hiệp Xí nghiệp dệt Hồng Gấm Tp.Hồ Chí Minh.

Cuối năm 1979, do yêu cầu phát triển qui mô, tiếp nhận thêm Xưởng dệt số 3H, quận 8 và Xưởng dệt Thảm Len Cửu Long, quận Bình Thạnh; thành lập nghiệp Liên hợp Đay Thảm Len.

Năm 1981, do yêu cầu phát triển sản xuất chuyên ngành, giao lại Xí nghiệp Liên hợp Đay Thảm Len cho Sở Cơng Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh và đổi tên thành Xí

nghiệp Liên hợp Đay Cửu Long.

Từ năm 1988, do yêu cầu cải tiến cơ cấu quản lý một cấp, chuyển đổi tên

thành Nhà máy Đay Sài Gòn thuộc Sở Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh; chủ yếu sản xuất các loại bao dung lượng 100 kg, 70 kg, 50 kg đựng lúa gạo cà phê tiêu điều…

Từ 01.12.2001, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước Nhà máy Đay Sài Gòn thành Cơng ty Cổ phần Đay Sài Gịn.

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của SAJUCO

Các hoạt động kinh doanh của SAJUCO là kinh doanh đa ngành nghề: - Sản xuất kinh doanh sợi, vải, bao đay các loại.

- Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm chế biến từ đay, các loại bao bì từ nhựa, giấy; các sản phẩm dệt, may mặc.

- Kinh doanh thương mại; xuất, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ ngành “đay” và dệt may.

- Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng.

- Kinh doanh nhà ở, dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, mặt bằng. - Kinh doanh vận tải hàng bằng ôtô.

- Buôn bán hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của SAJUCO

Cơ cấu tổ chức của SAJUCO được thiết lập dựa trên trực tuyến chức năng; mục đích nhằm thu hút nguồn lực là các chuyên viên có kiến thức chuyên biệt về nghiệp vụ chuyên môn nhằm chuyên mơn hóa kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cơng việc (hình 2.2).

Hội đồng Quản trị Đại hội đồng Cổ đơng

Giám đốc

Phó Giám đốc Sản xuất Kinh doanh Phó Giám đốc

Nội chính Kế tốn trưởng

Phịng Kế tốn - Tài chính Phịng Tổ chức - Hành chính -Tổng hợp Phịng Sản xuất - Kinh doanh Phân xưởng Sợi Phân xưởng Dệt Phân xưởng May Phòng Kỹ thuật - Quản lý chất lượng Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất Ban Kiểm soát

Đứng đầu doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, người chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động theo qui định tại Điều lệ và Tổ chức hoạt động của công ty; đồng thời cũng là Người đại diện pháp luật của công ty.

Giám đốc là người điều hành các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị. Cơ cấu tổ chức cơng ty được chia làm 4 phịng nghiệp vụ và 3 phân xưởng dưới sự điều hành và quản lý của ban Giám đốc.

- Phòng Sản xuất - Kinh doanh.

Phịng Sản xuất - Kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra các kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về doanh thu, đồng thời thực hiện công việc cung ứng - phân phối, bán hàng thông qua nguồn khách hàng truyền thống và giữ mối quan hệ với khách hàng. Ngồi ra, phịng này cịn phối hợp với các bộ phận chức năng khác trong việc xây dựng giá thành sản phẩm, định mức nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, lao động và định mức kinh tế kỹ thuật khác.

- Phòng Tài chính - Kế tốn.

Phịng Kế tốn - Tài chính đảm nhận và chịu trách nhiệm về các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, kế tốn; quản lý tài sản, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm sốt các chi phí và hạch tốn hoạt động kinh doanh của cơng ty. Phịng theo dõi và giám sát tất cả các khoản thu, chi theo luật định thông qua hệ thống chứng từ và báo cáo định kỳ cho ban Giám đốc cũng như các cơ quan thuế Nhà nước.

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp.

Phịng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp chịu trách nhiệm về lĩnh vực nhân sự, bố trí sử dụng lao động, đảm bảo các chế độ trước, trong và sau khi ký kết hợp đồng cho người lao động. Ngồi ra phịng cịn đảm nhận cơng việc về hành chính và tổng hợp cho ban Giám đốc.

- Phòng Kỹ thuật - Quản lý chất lượng.

Đảm nhiệm việc quản lý và giám sát kỹ thuật trong sản xuất, chất lượng sản phẩm. Phịng thực hiện cơng việc thiết kế, xây dựng tiêu chuẩn, qui trình, định mức kỹ thuật sản phẩm; đồng thời tiến hành kiểm sốt, kiểm tra qui trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Ngồi ra, phịng cịn chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật,

kiểm tra tay nghề của người trực tiếp sản xuất; giải quyết vấn đề chất lượng với các bên liên quan như khách hàng, tổ chức chứng nhận, đánh giá bên ngoài…

- Phân xưởng Sản xuất.

Chịu trách nhiệm triển khai sản xuất theo kế hoạch được giao, thực hiện các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, tiết kiệm, thời gian…; các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất như lao động, nguyên, nhiên liệu, năng lượng, vật tư, phụ tùng thay thế… Phân xưởng còn huấn luyện tay nghề cho công nhân, đồng thời đảm bảo các vấn đề liên quan đến công việc bảo hộ lao động như vệ sinh, an tồn lao động cũng như việc phịng chống cháy nổ.

2.1.4 Đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp của SAJUCO 2.1.4.1 Đối thủ cạnh tranh 2.1.4.1 Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, SAJUCO chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm trong nước và nước ngoài. Bên cạnh sức ép từ sản phẩm bao đay ngoại nhập có giá rẻ, một số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong ngành là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cơng ty, có thể kể đến gồm những nhà sản xuất - kinh doanh và

những doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm ngành. Về nhà sản xuất - với dây

chuyền công nghệ khép kín từ sợi đến bao, có qui mơ lớn - gồm những doanh nghiệp sau:

Công ty Cổ phần Đay Hưng Yên:

- Địa chỉ: 311 Lê Văn Lương, Phường An Tải, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên.

- Lĩnh vực hoạt động chính: Chuyên sản xuất bao bì nơng nghiệp, sản xuất các mặt hàng từ đay: sợi, bao tải đay, thảm đay…

Công ty Cổ phần Đay và Kinh doanh tổng hợp Thái Bình:

- Địa chỉ: 293 Lý Bôn, Phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.

Cơng ty Cổ phần Đay và Dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Định:

- Địa chỉ: 40 Giải phóng, Xã Trường Thi, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.

- Lĩnh vực hoạt động chính: Sản xuất và bán buôn đay, bao đay, vải đay, sợi đay.

Công ty Cổ phần Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu Indira

Gandhi:

- Địa chỉ: số 2 Quốc lộ 1A, Khu phố 3, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lĩnh vực hoạt động chính: Mua bán, sản xuất các sản phẩm từ đay; vật tư phụ tùng, máy móc thiết bị ngành “đay”.

Những lợi thế của các doanh nghiệp này so với SAJUCO: - Giá cả rất cạnh tranh theo hướng thấp hơn.

- Có hệ thống phân phối mạnh.

2.1.4.2 Nhà cung cấp

Nguồn nguyên liệu chính của cơng ty gồm đay nội địa, tập trung tại hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình (phía Bắc), huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa - tỉnh Long An (phía Nam), và chủ yếu là đay nhập khẩu (70-80% từ các nhà cung cấp nước ngoài). Ngoài ra, nguyên liệu phụ là dầu thực vật (dầu cọ) dùng để làm dầu gốc trong công nghệ chế tạo dầu ủ đay cũng được nhập từ nước ngồi. Chi phí ngun liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành sản xuất của sản phẩm. Giá nguyên liệu đay trên thế giới liên tục tăng do đó cũng tác động đến kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu này; dẫn đến chi phí nguyên liệu trong tổng giá thành sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá cả trên thị trường thế giới. Ngoài ra, chất lượng đay nhập khẩu nếu không được kiểm tra nghiêm ngặt sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng bao của Công ty.

Nhằm kiểm sốt rủi ro này, Cơng ty ký kết hợp đồng mua bán nguyên liệu dài hạn với các nhà cung cấp có uy tín để có thể tính tốn những giải pháp thích nghi với biến động của giá nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật của Công ty thường xuyên kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo nguyên liệu luôn đạt được chất lượng cao nhất.

2.1.5 Sản phẩm bao đay

2.1.5.1 Lịch sử phát triển của đay

Ngành công nghiệp đay, gọi tắt “ngành đay”, ra đời từ rất lâu trên thế giới. Một trong những cái nôi của ngành đay được biết đến là các nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan… Đay là nguyên liệu được dùng để sản xuất các loại vật phẩm khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau; một trong những sản phẩm tiêu biểu, phổ biến được sản xuất từ đay là bao đay.

Tại Việt Nam, đay được xem như một ngành công nghiệp “bao bì”, cơng

nghiệp “dệt may” xuất hiện vào thập niên 50 nhưng tốc độ phát triển chậm và ít phổ biến. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành rất ít; sản phẩm chủ yếu là bao. Các cơng ty đay hiện cịn hoạt động gồm 07 doanh nghiệp, trong đó có 03 cơng ty lớn chia trên 85% thị phần bao đựng hàng nông sản xuất khẩu (tiêu, điều, cà phê…). Miền Bắc có 05 cơng ty: Đay Thái Bình (03), Đay Hưng Yên, Đay Nam Định. Tại thành phố Hồ Chí Minh có Đay Sài Gòn (SAJUCO) và Đay Indira Gandhi.

2.1.5.2 Sản phẩm bao đay

Tại các quốc gia Nam Á cũng như Việt Nam, bao đay truyền thống được sản xuất từ cơng nghệ dầu ủ có nguồn gốc từ dầu khoáng (MOT - Mineral Oil Treated). Do ưu điểm, đay là nguyên liệu cellulose, trao đổi ẩm tốt với môi trường

năng tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, độ ma sát bề mặt bao tốt nên thường được dùng khi lưu kho.

Riêng tại Việt Nam, bao đay đã từng được dùng đựng lương thực và nông sản trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, bao đay đã dần bị thay thể bằng bao nhựa PP, PE do giá rẻ hơn nhiều.

Nhưng kể từ khi Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), Hiệp hội Ca cao thế giới (ICCO) và Tổ chức Đay thế giới (IJO) qui định cà phê, ca cao xuất khẩu qua các nước phải sử dụng bao đay (Jute Bag) là một tiêu chuẩn bắt buộc, đồng thời chất

lượng bao sử dụng phải được sản xuất từ công nghệ dầu ủ có nguồn gốc từ dầu thực

vật (VOT - Vegetable Oil Treated), gọi tắt “bao dầu thực vật”, thì bao đay đã trở lại

chiếm lĩnh thị trường bao thương phẩm cho hàng nông sản xuất khẩu.

Hiện nay, bao dung lượng 60 kg đã trở thành đơn vị tính sản lượng cà phê

xuất khẩu, giao dịch trên các sàn cà phê thế giới.

2.2 Hoạt động kinh doanh của SAJUCO năm 2010 - 2013

2.2.1 Tình hình doanh thu, lợi nhuận

Hoạt động kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu. Một số nước đã phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng của năm. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mơ có cải thiện vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho còn cao, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012 và đầu năm 2013 nhiều.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nợ xấu của ngành Cà phê hiện ở mức 8.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ của toàn ngành. Trong số 127 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê năm 2012, đến nay có 56 đơn vị đã ngừng kinh

doanh hoặc chuyển sang hoạt động kinh doanh khác do khơng có khả năng thanh tốn nợ ngân hàng (Tình hình tiêu thụ cà phê, [6]).

Những khó khăn này dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh bao đay của SAJUCO. Theo số liệu nội bộ (bảng 2.2) thì lợi nhuận trong năm 2011 (17.5%) và 2012 (11.4%) giảm so với năm 2010 (24.8%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này do tình hình kinh tế Việt Nam vơ cùng khó khăn trong 2011, 2012 dẫn đến việc xuất khẩu cà phê giảm sút (Tình hình xuất khẩu cà phê trong giai đoạn

2010 - 2013, [5]). Mặt khác, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp xuất khẩu cà

phê sử dụng bao đay “một mũi” (bao đã qua sử dụng) hoặc sử dụng phương pháp “thổi công” bằng cách sử dụng bao có kích thước lớn được nhập khẩu từ nước ngồi có thể nâng dung lượng cà phê lên hàng tấn cho một lần vận chuyển thay vì chỉ đựng trong bao đay có dung lượng 60 kg như trước đây. Vì vậy, số lượng bao đay tiêu thụ cũng giảm theo như bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Xuất khẩu cà phê Việt Nam, mùa vụ 2010/2011 đến 2012/2013.

Tháng 2010/2011 (Thời gian bắt đầu: Tháng 10 năm 2010)

2011/2012 (Thời gian bắt đầu: Tháng 10 năm 2011)

2012/2013 (Thời gian bắt đầu: Tháng 10 năm 2012)

% thay đổi mùa vụ 2012/2013 so với mùa vụ 2011/2012 Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu đơla Mỹ) Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu đơla Mỹ) Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu đơla Mỹ) Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu đơla Mỹ) Tháng 10 58 98 32 73 103 230 222% 215% Tháng 11 77 134 71 149 128 262 80% 76% Tháng 12 164 292 157 325 163 330 3.8% 1.5% Tháng 1 215 414 118 241 219 455 86% 89% Tháng 2 144 303 206 428 100 219 -51% -49% Tháng 3 215 487 210 440 158 354 -25% -20% Tháng 4 129 308 169 365 111 243 -34% -32% Tháng 5 98 238 205 435 117 253 -43% -42% Tháng 6 69 162 141 304 88 186 -38% -39% Tháng 7 58 135 117 256 91 194 -22% -24% Tháng 8 42 95 103 230 84 179 -18% -22% Tháng 9 28 64 71 160 64 136 -10% -15% Tổng 1.257 2.730 1.600 3.397 1.426 3.041 -11% -11%

Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu, lợi nhuận của SAJUCO.

Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu

Doanh thu Lợi nhuận

2010 24.8% 40.21 9.97 2011 17.5% 30.53 5.34 2012 11.4% 24.46 2.78

(Nguồn: SAJUCO, Báo cáo nội bộ 2010 - 2012)

Hình 2.3 trình bày thị phần bao đay của SAJUCO so với đối thủ cạnh tranh

tại thị trường Việt Nam trong năm 2012.

30.8 29.9 28.3 11 0 5 10 15 20 25 30 35 Sajuco Đay Thái Bình Đay Hưng Yên Khác

(Nguồn: Hiệp hội Đay Việt Nam)

2.2.2 Đánh giá chung tình hình kinh doanh Thành tựu: Thành tựu:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008 vẫn cịn kéo dài và tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, cũng như số doanh nghiệp giải thể tăng lên khá cao trong thời gian gần đây. Tuy lợi nhuận có giảm sút trong năm 2011 và 2012 nhưng công ty vẫn duy trì hoạt động vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

Hạn chế:

Những hạn chế này xuất phát từ các yếu tố khách quan: sự suy thoái chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty đay sài gòn (sajuco) , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)