cơng ty chỉ có 10 khách hàng tại Việt Nam, chưa có thêm khách hàng nào mới từ đầu năm 2018 đến nay.
Bảng 2.4: Thống kê mô tả biến định lượng khảo sát
Biến khảo sát Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Thang đo “Sự đặc thù tài sản” (AS) 3,61 3,96 Thang đo “Hành vi chủ nghĩa cơ hội” (OB) 5,07 6,04 Thang đo “Văn hóa định hướng dài hạn” (LOC) 2,75 6,18 Thang đo “Môi trường pháp lý và hành chính” (RAE) 2,54 4,86 Thang đo “Tầm quan trọng của đối tác” (PI) 5,29 6,21 Thang đo “Hiểu biết về đối tác” (NPK) 5,14 5,89 Thang đo “Lòng tin” (Trust – TR) 4,96 5,75 Thang đo “Sự hài lòng” (Satisfaction – SA) 5,96 6,14 Thang đo “Sự cam kết” (Commitment – CO) 5,04 5,61
Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát
2.2.2 Cách thu thập và xử lý dữ liệu đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach’s Alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy của thang đo đa biến. Cronbach’s Alpha giúp kiểm định thang đo, loại đi những biến quan sát khơng đạt u cầu, các biến rác có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mơ hình nghiên cứu. Vì vậy, bước đầu tiên trong nghiên cứu này là tác giả đã thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 20. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert
7 mức độ, quy ước là “1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Rất không đồng ý; 3: Không đồng ý; 4: Trung lập; 5: Đồng ý; 6: Rất đồng ý; 7: Hoàn toàn đồng ý”.
Kết quả Cronbach’s Alpha cần được xem xét trên hai khía cạnh như sau:
Để đo lường độ tin cậy của cả thang đo thì hệ số Cronbach’s Alpha cần lớn hơn 0,6 đối với trường hợp khái niệm nghiên cứu mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Nếu hệ số này từ 0,8 trở lên thì thang đo là tốt, nếu ≥ 0,95 thì có khả năng tồn tại hai biến quan sát trong nhân tố bị trùng nhau (Hair, 1998).
Để đo lường độ tin cậy của từng biến quan sát thì cần quan tâm đến hệ số tương quan biến tổng, hệ số này phải ≥ 0,3 (Hair, 1998).