.6 Kết quả khảo sát về phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ cam kết của giảng viên với trường đại học bạc liêu (Trang 54 - 58)

Biến quan sát % Điểm

TB

1 2 3 4 5

Chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch

0 4,4 45,9 40,0 9,6 3,55

Giảng viên được tham gia đầy đủ các chương trình phúc lợi cơ bản

0 5,2 43,7 39,3 11,9 3,58

45 sách phúc lợi tại trường

Phúc lợi 3,51

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Phúc lợi là yếu tố nhận được sự hài lòng tương đối cao so với các yếu tố khác, có mức điểm trung bình là 3,51. Với câu hỏi “chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch” có mức điểm trung bình là 3,55 với câu hỏi này thì có 4,4% giảng viên cho rằng họ chưa biết hết các chính sách phúc lợi mà mình được hưởng, trong khi đó 49,6% giảng viên cho rằng chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch.

Câu hỏi “Giảng viên được tham gia đầy đủ các chương trình phúc lợi cơ

bản” có điểm trung bình là 3,58, trong đó chỉ có 5,2 % giảng viên khơng đồng ý,

còn các giảng viên còn lại đều cho rằng trường đã đáp ứng các chương trình phúc lợi cơ bản cho người lao động. Câu hỏi “Thầy/Cơ hài lịng với chính sách phúc lợi

tại trường” cũng có mức điểm trung bình là 3,40. Tuy nhiên cịn 8,9% giảng viên

cảm thấy chưa hài lịng và 50,4% giảng viên khơng ý kiến và có 40,7% giảng viên cho biết hài lịng với chính sách phúc lợi của nhà trường. Một nhóm nhỏ giảng viên cảm thấy chưa hài lịng bởi vì họ cho rằng các chính sách phúc lợi dành cho người lao động còn thấp, trường mới chỉ đáp ứng những phúc lợi cơ bản, mà chưa có nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn.

3.2.4 Yếu tố đào tạo và thăng tiến

Thực trạng đào tạo và thăng tiến tại trường

- Đối với hoạt động đào tạo nâng cao trình độ

Đối với trường Đại học nói chung và Đại học Bạc Liêu nói riêng thì vấn đề đào tạo nâng cao trình độ là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Hiện tại chính sách đào tạo tại trường dành cho giảng viên nâng cao trình độ như sau:

- Giảng viên được hỗ trợ học phí học tập theo khung quy định của nhà nước (Đối với giảng viên thuộc diện biên chế sẽ được hỗ trợ 100% học phí nếu học tại các trường đại học lớn như: Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Cần Thơ)

46

- 01 lượt vé xe đi và về cho mỗi đợt tập trung - 01 lượt vé xe đi và về nghỉ tết nguyên đán

Tuy trường có chú trọng tới cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhưng các chính sách hỗ trợ cho giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo cịn ở mức thấp. Theo như thăm dò của tác giả về chính sách đào tạo tại Đại học An Giang, trường Cao đẳng Kinh tế Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu thì tại các trường này ngồi việc hỗ trợ học phí học tập thì các trường cịn hỗ trợ cho giảng viên chi phí ăn, ở, chi phí tài liệu học tập. Do đó chính sách đào tạo tại trường chưa có tính thu hút thúc đẩy các giảng viên tham gia vào việc nâng cao trình độ. Trong khi đó số giảng viên có trình độ tiến sĩ tại trường đang ở mức thấp chỉ có 13 tiến sĩ. Tính tại thời điểm cuối tháng 12/2017 số giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao trình độ là 34 người, trong dó có 25 người tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ và có 09 người tham gia đào tạo tiến sĩ. So với số thạc sĩ trong trường 142 người thì chỉ có một lượng nhỏ giảng viên có mong muốn nâng cao trình độ, đây là một con số tương đối thấp.

- Đối với hoạt động nâng cao kĩ năng cho giảng viên

Việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, các buổi tọa đàm chuyên môn tại trường chưa nhiều, chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ các giảng viên, chưa tiến hành đại trà. Đặc biệt trường chưa có các lớp đào tạo kĩ năng cho giảng viên như kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề trong dạy học, kĩ năng giảng dạy, kĩ năng xử lý thông tin, kĩ năng soạn giáo trình…

Trong năm học 2016 – 2017 số giảng viên tham dự hội thảo và tập huấn chuyên môn giảm:

Bảng 3.7: Thống kê số lượng giảng viên tham dự hội nghị, hội thảo và tập huấn năm học 2015 – 2016 và 2016 - 2017

Năm học Hội thảo hội nghị Tập huấn chuyên

môn

2016 – 2017 38 06

47

(Nguồn: Hội nghị cán bộ viên chức, 2017)

- Đào tạo đối với giảng viên mới

Đối với những giảng viên mới được tuyển dụng vào trong trường, sau khi bộ phận Tổ chức – Cán bộ tiếp nhận người mới thì sẽ bố trí họ về các khoa và việc giao việc và đào tạo cho giảng viên mới sẽ do khoa phụ trách. Các trưởng khoa sau khi tiếp nhận người mới sẽ thực hiện 02 cơng việc chính

Cơng việc đầu tiên đó là “Định hướng” cho người mới về trường, Thông qua việc cung cấp những thông tin về trường, về nội quy, quy chế các văn bản có ảnh hưởng trực tiếp tới giảng viên và sinh viên. Sau khi thực hiện việc định hướng thì phía khoa sẽ bố trí bộ mơn phụ trách giảng dạy cho giảng viên. Tới giai đoạn này thì việc đào tạo coi như đã hồn thành. Chính vì cách thức đào tạo như vậy đã tạo ra khó khăn cho giảng viên mới trong thời gian đầu đứng lớp. Đối với các giảng viên mới thì chỉ một số giảng viên đã từng có kinh nghiệm đứng lớp cịn các giảng viên còn lại chủ yếu là các sinh viên của trường được giữ lại và các học viên, sinh viên của các trường khác được tuyển. Những đối tượng này có đặc điểm tương đối trẻ, nhiệt tình, năng nổ, thích đổi mới. Tuy nhiên họ lại là người có rất ít kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, do đó đa số họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu đứng lớp, họ phải tự học hỏi từ thầy cơ của mình, tham khảo kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp.

- Đối với vấn đề về thăng tiến

Thăng tiến là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nó thể hiện mong muốn được người khác tơn trọng, ngồi ra thăng tiến cũng là thước đo năng lực của nhân viên. Do đó đa số người lao động đều mong muốn có một vị trí trong tổ chức khi làm việc tại đó một thời gian tương đối dài.

Tại trường Đại học Bạc Liêu, vấn đề thăng tiến diễn ra đúng theo quy định. Tuy nhiên vấn đề tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh trong bộ máy của trường vẫn chưa được công khai và minh bạch.

48

Mức điểm trung bình cho yếu tố đào tạo và thăng tiến là 2,88 dưới mức trung bình. Cho thấy mức độ hài lòng của giảng viên đối với các chính sách đào tạo và thăng tiến ở mức thấp. Đối với cơng tác đào tạo có mức điểm trung bình lần lượt là 2,88 – 2,79- 2,91. Đối với câu hỏi “Thầy cô được đào tạo các kĩ năng cần thiết để

thực hiện cơng việc” có mức điểm thấp nhất có 33,3% giảng viên cho rằng họ chưa

được đào tạo kĩ năng cho cơng việc. Thơng qua phỏng vấn định tính các giảng viên cho rằng họ chưa hài lịng với yếu tố đào tạo bởi vì: Tuy nhà trường có hỗ trợ học phí đào tạo nhưng chi phí cho việc học tập tương đối cao. Mặt khác nhu cầu đào tạo lại tập trung chủ yếu vào các giảng viên trẻ, mà đối tượng này lại có mức lương thấp. Do đó các giảng viên cho rằng với mức hỗ trợ như vậy họ phải xin tiền thêm từ gia đình.

Đối với những câu hỏi khảo sát vấn đề thăng tiến tại trường thì câu hỏi “

thầy/Cô biết các điều kiện để được thăng tiến” có mức điểm trung bình thấp nhất là

2,69. Có 8,8% người được hỏi cho rằng họ biết các điều kiện để được thăng tiến. Trong khi đó có 34,1% giảng viên cho biết họ chưa rõ các điều kiện thăng tiến tại trường. Chính vì khơng hiểu rõ các điều kiện để được thăng tiến đo đó các giảng viên cho rằng việc thăng tiến chưa công bằng với mức điểm trung bình cho câu hỏi này là 2,96. Đối với nội dung câu hỏi “Trường tạo điều kiện thăng tiến cho người

có năng lực” có mức điểm trung bình cao nhất trong nhóm yếu tố đào tạo và thăng

tiến là 3,08. Điều này cho thấy trường tạo điều kiện cho người có năng lực phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ cam kết của giảng viên với trường đại học bạc liêu (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)