.2 Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống nơi làm việc đến kết quả làm việc cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tóm tắt:

Chƣơng 2 xem xét các nghiên cứu cơ bản, các lý thuyết liên quan đến chất lƣợng cuộc sống nơi làm việc, kết quả làm việc cá nhân. Đồng thời, chƣơng này cũng lý giải lý do lựa chọn lý thuyết chất lƣợng cuộc sống nơi làm việc của Walton (1974) và thang đo kết quả làm việc cá nhân của Staples, Hulland và Higgins (1999), Rego và Cunha (2008) và Amstrong (2003) để xây dựng mơ hình tiếp tục phân tích và nghiên cứu cho các chƣơng tiếp theo. Mơ hình nghiên cứu đƣợc xây dựng gồm 9 biến thành phần và 8 giả thuyết đƣợc nêu ra để kiểm định ảnh hƣởng chất lƣợng cuộc sống nơi làm việc đến kết quả làm việc cá nhân. KẾT QUẢ LÀM VIỆC CÁ NHÂN

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 đã dẫn lại các cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu. Nội dung chƣơng này sẽ hƣớng đến trình bày phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo để đo lƣờng khái niệm nghiên cứu và kiểm định lại mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đã đƣa ra ở chƣơng 2. Thiết kế nghiên cứu, phƣơng pháp xử lý dữ liệu, và xây dựng thang đo sẽ lần lƣợt đƣợc trình bày trong chƣơng này.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của chất lƣợng cuộc sống nơi làm việc đến kết quả làm việc của nhân viên” đƣợc thực hiện qua hai bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Nhóm tham gia thảo luận gồm 13 ngƣời, trong đó có 8 nhân viên văn phịng và 5 cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của bƣớc này là kiểm định lại các vấn đề đƣa vào nghiên cứu đã đầy đủ hay chƣa, kiểm tra lại tính chính xác các thành phần và yếu tố trong thang đo chất lƣợng cuộc sống cơng việc, xác nhận lại hình thức đánh giá kết quả làm việc cá nhân cũng nhƣ xác định lại các yếu tố trong thang đo kết quả làm việc cá nhân. Đồng thời cũng điều chỉnh từ ngữ để đƣa vào bảng khảo sát cho dễ hiểu và phù hợp với đối tƣợng khảo sát. Dàn bài thảo luận nhóm đƣợc đƣa vào phụ lục 1.

3.1.1.1 Đối với thang đo QWL

Sau khi thảo luận nhóm, nhận thấy ngƣời tham gia thảo luận đều hiểu biết về nội dung các thành phần chất lƣợng cuộc sống nơi làm việc. Các ý kiến đều đồng ý về tầm quan trọng của QWL trong việc duy trì nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp và đồng ý 8 thành phần đƣợc đề cập đến đã có thể bao qt đƣợc các khía cạnh về QWL.

Những ngƣời tham gia thảo luận cho rằng lƣơng thƣởng, điều kiện làm việc, năng lực cá nhân là những yếu tố cơ bản cần thiết. Bên cạnh đó, QWL cũng cịn phải có các yếu tố phát triển nghề nghiệp, cân bằng cuộc sống cũng đƣợc xem là quan trọng trong điều

kiện thực tế là áp lực cơng việc ngày càng cao. Ngồi ra, những yếu tố về gắn kết xã hội, hòa nhập, quy tắc trong tổ chức cũng nên đƣợc chú trọng vì hiện nay do những xung đột lợi ích và xã hội hóa q mức dẫn đến cạnh tranh giữa lao động, mà đối với lao động có trình độ cao nhƣ đối tƣợng khảo sát của đề tài này lại càng có sự tranh giành lợi ích cao hơn để thỏa mãn nhu cầu đƣợc tôn trọng, thỏa mãn cái tôi của ngƣời lao động và để tạo ra uy thế của họ trong cộng đồng sống chung quanh. Nhƣ vậy, tất cả ngƣời tham gia thảo luận đều cơ bản thống nhất 8 thành phần trên đã thể hiện đầy đủ QWL của nhân viên tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngƣời tham gia thảo luận cũng để nghị điều chỉnh lại cách dùng từ ngữ khi tiến hành khảo sát. Cụ thể nhƣ sau:

- Đề nghị thay đổi phát biểu “Mức lƣơng anh chị nhận đƣợc từ cơng ty có đảm bảo cho cuộc sống?” thành “Mức lƣơng anh chị nhận đƣợc từ công ty tƣơng xứng với năng lực làm việc của anh chị” để thể hiện chính xác đƣợc tính cơng bằng trong trả cơng lao động.

- Phát biểu “Nơi làm việc của anh chị có an tồn, thoải mái, sạch đẹp khơng?” nên tách thành 2 phát biểu riêng “Nơi làm việc thoải mái, sạch đẹp” để đánh giá cảm nhận của nhân viên về môi trƣờng làm việc của họ và “Tơi cảm thấy an tồn tại nơi làm việc” để đánh giá về sự bảo vệ chống lại những nguy hiểm về tinh thần lẫn thể chất bên trong và bên ngoài nơi làm việc.

3.1.1.2 Đối với thang đo kết quả làm việc cá nhân

Cũng nhƣ đối với thang đo QWL, ngƣời tham gia thảo luận đều nhất trí đồng ý các yếu tố đƣợc hỏi đã phản ánh đầy đủ về kết quả làm việc cá nhân.

Khi đƣợc hỏi về hình thức đánh giá kết quả làm việc, ngƣời tham gia trả lời đƣa ra các cách dựa vào năng suất làm việc, tự đánh giá và do ngƣời khác đánh giá. Và đa phần đều chọn tự đánh giá là cách thuận tiện nhất để thu thập số liệu. Nhƣ vậy việc đề tài áp dụng cách tự đánh giá về kết quả làm việc cá nhân là có cơ sở và chấp nhận đƣợc.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát đƣợc xây dựng. Sau khi điều tra thử nghiệm về cách thức trình bày và ngơn ngữ đƣợc sử dụng trong khảo sát, bảng câu hỏi chính thức đƣợc lập ra để sử dụng cho nghiên cứu định lƣợng tiếp theo.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn nghiên cứu chính thức đƣợc tiến hành bằng nghiên cứu định lƣợng, dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi đối với nhân viên văn phòng và cán bộ quản lý đang làm việc tại các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập để kiểm định các giả thuyết trong mơ hình. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện trong tháng 8/2013.

Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo quy trình nghiên cứu đƣợc mơ tả trong hình 3.1 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống nơi làm việc đến kết quả làm việc cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)