Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống kế toán chi phí đến chất lượng thông tin chi phí nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Phần I: Thông tin gạn lọc về người trả lời và doanh nghiệp Phần II: Bảng câu hỏi khảo sát

Thang đo Mã hóa Biến quan sát Số lượng

A-Cấu trúc hệ thống KTCP 19

Mức độ chi tiết của thông tin

KTCP Det Det1_1 → Det1_5; Det2 6

Khả năng phân loại chi phí theo

ứng xử Disagg Disagg1 → Disagg3 3

Phạm vi phân tích để kiểm sốt,

đánh giá những biến động chi phí Var Var1 → Var8 8 Tần suất cung cấp thông tin

KTCP cho nhà quản trị Freq

Freq1

Freq2 2

B-Chất lượng thơng tin chi phí 49

Thích hợp Relev Relev1_1 → Relev1_21

Relev2_1 → Relev2_21 42

Chính xác Acc Acc 1

Kịp thời Time Time 1

Cập nhật Date Data 1

Tương thích Needs Needs 1

Tổng hợp Appr Appr 1

Đáng tin cậy Reliab Reliab 1

Hữu ích Use Use 1

Phần III: Những ý kiến khác về vấn đề nghiên cứu của tác giả

Nguồn: Tác giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

3.3.2 Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu

Trong nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học, chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu (Nguyễn Đình

Thọ, 2013). Mẫu là một tập hợp các phần tử đại diện cho tổng thể được nghiên cứu. Các bước chọn mẫu như sau:

❖ Tổng thể mẫu: Đơn vị phân tích của đề tài là doanh nghiệp, do vậy, mỗi

doanh nghiệp sẽ có một đối tượng khảo sát (có thể là Ban giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp hoặc là Kế toán viên trực tiếp làm cơng việc kế tốn) đại diện trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu sơ cấp được tác giả khảo sát trong phạm vi các DNSX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

❖ Kích thước mẫu: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng nghiên cứu để lựa chọn

cỡ mẫu thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý.

- Để phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước cỡ mẫu xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích, tỷ lệ quan sát / biến đo lường tối thiểu là 5:1, tốt hơn là 10:1 trở lên (Hair et al., 2006 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Với số biến quan sát đưa vào phân tích EFA là 19 biến thì cỡ mẫu tối thiểu là 95 mẫu.

- Để phân tích hồi quy bội MLR, một công thức kinh nghiệm thường được dùng để tính cỡ mẫu tối thiểu cần thỏa mãn: n ≥ 50 + 8p (p là số biến độc lập) (Tabachnich and Fidell, 2007 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013), với 4 biến độc lập của nghiên cứu thì cỡ mẫu tới thiểu là 82 mẫu.

- Có thể xét đến quan điểm khác cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983 trích trong Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Từ phân tích trên, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu n = 200 là phù hợp với cỡ mẫu trong phân tích EFA và hồi quy bội, tương đồng với lượng mẫu nghiên cứu Cohen and Kaimenaki (2011) đã thực nghiệm trước đây (119 mẫu).

❖ Kỹ thuật lấy mẫu:

Theo đó, cách thức lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện kết hợp với phát triển mầm (phi xác suất) được ưu tiên sử dụng trong nghiên cứu này do hạn chế về thời gian và chi phí thực hiện. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu là từ tháng 09/2017 đến tháng 01/2018. Trong quá trình ban đầu khảo sát thử 50 mẫu bằng cách gửi thư điện tử-Email trực tiếp đến các đơn vị doanh nghiệp mà tác giả có thơng tin

đầu mối liên hệ, tác giả nhận thấy rằng có khoảng 75% đối tượng khảo sát phản hồi lại tác giả và trong số đó có khoảng 70% dữ liệu mẫu phù hợp với điều kiện của nghiên cứu. Do đó, để có ít nhất 200 mẫu cần thiết và nhằm đảm bảo thuận tiện, không gián đoạn, loại trừ những phiếu không hợp lệ và tăng độ tin cậy cho mẫu, tác giả ước tính phải gửi khoảng 400 phiếu khảo sát bằng cách đồng thời trực tiếp (phát bảng câu hỏi in trên giấy) và gián tiếp (gửi thư điện tử-Email và khảo sát online trên mạng xã hội facebook thông qua công cụ Google Forms - đây là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng) đến đối tượng được khảo sát tại các DNSX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Tác giả tiếp cận các đối tượng khảo sát theo cách thức như sau: tiếp tục gửi 202 phiếu khảo sát đến địa chỉ email của các đối tượng khảo sát mà tác giả thu thập được thông qua các mối quan hệ, đồng thời tác giả in 150 mẫu phiếu khảo sát và gửi trực tiếp đến các học viên cao học tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Song song đó, để đa dạng mẫu và đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu, tác giả khảo sát online trên mạng xã hội facebook tại các nhóm cộng đồng về kế tốn hoạt động tính cực. Như vậy, hơn 402 phiếu khảo sát đã phát hành sẽ đủ điều kiện sử dụng như ước tính dự kiến của tác giả, nghiên cứu có thể tiến hành được về điều kiện quy mơ mẫu.

3.3.3 Quy trình nhập liệu và xử lý dữ liệu

Kết quả thu thập được 318 phiếu khảo sát phản hồi. Toàn bộ dữ liệu này sẽ được tiến hành kiểm tra, làm sạch và loại bỏ các phản hồi không đầy đủ, hợp lệ do có nhiều câu trả lời bị bỏ trống hoặc không phù hợp với đối tượng cần khảo sát theo điều kiện gạn lọc cần được loại bỏ như sau:

- Người trả lời chọn Chức vụ đang nắm giữ là “khác…”; - Hoặc Trụ sở chính khơng phải là “TP. Hồ Chí Minh”;

- Hoặc Số năm hoạt động là dưới 10 năm bởi vì một hệ thống KTCP dưới

góc độ KTQT cần một thời gian dài để hình thành và xây dựng;

- Hoặc Loại hình doanh nghiệp chọn “khác…” ví dụ như đơn vị hành chính sự nghiệp…;

- Hoặc Quy mơ doanh nghiệp chọn “siêu nhỏ” hoặc “nhỏ” căn cứ theo tiêu chuẩn của Nghị định 56/2009/NĐ-CP bởi vì những doanh nghiệp vừa và lớn mới có thể có nhiều khả năng thiết kế và vận hành bộ máy KTQT, và quy mơ lớn địi hỏi chất lượng thơng tin cung cấp cho nội bộ phải chính xác, nhanh chóng, kịp thời;

- Hoặc Lĩnh vực hoạt động không phải là “sản xuất”;

Đối với một số phản hồi từ cùng một công ty tác giả ưu tiên chọn bảng hỏi của những người có chức vụ cao, cuối cùng tác giả chọn ra được 200 bảng câu hỏi hợp lệ để đưa vào phân tích chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống kế toán chi phí đến chất lượng thông tin chi phí nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)