KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống kế toán chi phí đến chất lượng thông tin chi phí nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

4.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha có vai trị quan trọng trong kiểm định độ tin cậy của thang đo, giúp loại bỏ các biến quan sát không đủ độ tin cậy ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha chạy lần đầu của thang đo “Mức độ chi tiết của thông tin KTCP” loại biến Det1_5 do hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh ở mức 0,009 < 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến ở mức 0,886 > 0,787 (hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể), do đó chạy Cronbach’s Alpha lại lần 2 (Phụ lục 7, mục 1).

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha chạy lần đầu của thang đo “Khả năng phân loại chi phí theo ứng xử” đạt yêu cầu về hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể và cả các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Phụ lục 7, mục 2).

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha chạy lần đầu của thang đo “Phạm vi phân tích để kiểm sốt, đánh giá những biến động chi phí” loại biến Var_7 do hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh ở mức 0,086 < 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến ở mức 0,885 > 0,805 (hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể), do đó chạy Cronbach’s Alpha lại lần 2 (Phụ lục 7, mục 3).

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha chạy lần đầu của thang đo “Tần suất cung cấp thông tin KTCP cho nhà quản trị” khi chỉ có hai biến quan sát (Phụ lục 7, mục 4), cột hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến ko có số liệu. Đó là do khi chạy cronbach's alpha, SPSS địi hỏi phải đưa ít nhất 3 biến vào chạy. Kí hiệu “.” ở cột

Cronbach’s Alpha nếu loại biến có nghĩa là “khơng xác định” nếu loại thêm biến. Do vậy, khi hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể vẫn lớn hơn 0.6, nhân tố này được phân tích bình thường cho các bước sau và khơng loại biến quan sát nào cả.

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha chính thức cuối cùng của thang đo các khái niệm thuộc nhân tố “cấu trúc hệ thống KTCP” được trình bày trong Bảng 4.2. Tổng quát cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều đáp ứng được yêu cầu lớn hơn 0,6, có thể nói là có độ tin cậy rất tốt ở mức lớn hơn 0,8.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến 1_Mức độ chi tiết của thông tin KTCP: α = 0,886; n = 5 biến quan sát

Det1_1 0,715 0,864

Det1_2 0,684 0,871

Det1_3 0,697 0,868

Det1_4 0,716 0,864

Det2 0,814 0,840

2_Khả năng phân loại chi phí theo ứng xử: α = 0,842; n = 3 biến quan sát

Disagg_1 0,655 0,837

Disagg_2 0,767 0,720

Disagg_3 0,709 0,783

3_ Phạm vi phân tích để kiểm sốt, đánh giá những biến động chi phí:

α = 0,885; n = 7 biến quan sát Var_1 0,683 0,867 Var_2 0,629 0,874 Var_3 0,621 0,875 Var_4 0,652 0,871 Var_5 0,694 0,865 Var_6 0,718 0,862 Var_8 0,731 0,861

4_Tần suất cung cấp thông tin KTCP cho nhà quản trị:

α = 0,714; n = 2 biến quan sát

Freq1 0,556 .

Như vậy, với việc kiểm định độ tin cậy thang đo qua xử lý số liệu bằng SPSS, các biến quan sát cuối cùng trên được chấp nhận, nguyên nhân biến Det1_5 và Var_7 bị loại bỏ có thể xuất phát từ sự phân vân khi trả lời câu hỏi của các đối tượng khảo sát vì khó xác định rõ ràng điều này ở các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để khẳng định giá trị, ngoài độ tin cậy của một thang đo, cần phải sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA kiểm định các giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự phù hợp của mơ hình, thang đo.

4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích nhân tố EFA các nhân tố độc lập (Phụ lục 8) tổng hợp được trình bày trong Bảng 4.3 đưới đây cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định Điều kiện Kết quả Ý nghĩa

KMO 0,5 ≤ KMO < 1 0,825 Phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett:

ý nghĩa thống kê Sig < 0,05 0,000

Các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Eigenvalue ≥ 1 1,130

Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố → nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thơng tin tốt nhất Số lượng nhân tố

trích - 4

Điểm dừng khi trích các nhân tố tại nhân tố thứ 4

Tổng phương sai trích TVE của các nhân tố

> 50% 68,08% Phương sai được giải thích là 68,08%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý SPSS 22 Hệ số tải nhân tố của 17 biến quan sát đều ở mức lớn hơn 0,5 được nhóm thành 4 nhóm nhân tố tương ứng với cấu trúc hệ thống KTCP như đúng trật tự ban đầu, khơng có sự gộp biến hay tách biến sang một nhóm nhân tố khác hay có thể kết luận rằng thang đo các nhân tố độc lập đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, các biến quan sát đại diện được cho các khái niệm cần đo, chi tiết thể hiện trong Bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Nhóm nhân tố các biến độc lập Biến Biến quan sát Nhóm nhân tố Phạm vi phân tích để kiểm sốt, đánh giá những biến động chi phí VAR Mức độ chi tiết của thơng

tin KTCP DET Khả năng phân loại chi phí theo ứng xử DISAGG Tần suất cung cấp thông tin KTCP cho nhà quản trị FREQ Var_8 0,805 Var_6 0,804 Var_5 0,775 Var_1 0,756 Var_4 0,753 Var_3 0,715 Var_2 0,708 Det2 0,880 Det1_4 0,819 Det1_1 0,806 Det1_2 0,803 Det1_3 0,775 Disagg_2 0,898 Disagg_1 0,824 Disagg_3 0,824 Freq1 0,838 Freq2 0,806

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý SPSS 22 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo thành phần của khái niệm đa hướng trong các biến độc lập đều đạt yêu cầu. Vì vậy, các thang đo này sẽ được sử dụng tiếp theo để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống kế toán chi phí đến chất lượng thông tin chi phí nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)