2.2.1 Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Theo quyết định “Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của uỷ ban nhân dân thành phố năm 2016, TP. HCM là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ Quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, Cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 7 km.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt từ 10%- 10,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt từ 9,5%-10%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5%-9%/năm. Quy mô dân số TP. HCM đến năm 2015 đạt 8,2 triệu người, đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và đến năm 2025 đạt 10 triệu người.
Về vận tải, thành phố thực hiện phát triển vận tải hành khách và hàng hóa theo mơ hình đa phương thức. Đến năm 2015 khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng 15% nhu cầu đi lại (trong đó xe buýt đáp ứng khoảng 11%); đến năm 2020, khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại (trong đó xe buýt đáp ứng khoảng 16%) và đến năm 2025 khối lượng vận tải hành khách công
cộng đáp ứng 30% nhu cầu đi lại (trong đó, xe buýt đáp ứng khoảng 21%); Hiện nay, thành phố đang chú trọng phát triển hệ thống đường sắt đô thị bên cạnh hệ thống xe buýt và các phương tiện vận tải hành khách công cộng khác.
2.2.2 Thị trường tiêu thụ xăng dầu:
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Uỷ ban nhân dân thành phố, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu tại TP. HCM giai đoạn 2006 - 2012 khoảng 6-7%/năm, giai đoạn 2013 - 2015 khoảng 5-6%/năm và dự báo vẫn giữ được trên 6% trong giai đoạn 2016 - 2025.
Bảng 2.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu qua kênh bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2030
Đơn vị: m3
Mặt hàng Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
Xăng 1.175.300 1.767.000 2.479.000 3.317.000
+ Xăng E5, E10 10.000 1.149.000 1.893.000 2.654.000
+ Xăng RON 92, RON 95 1.165.300 618.000 754.000 663.000
Diesel 383.600 564.000 755.000 964.000
Dầu lửa 19.000 18.000 17.000 16.000
Tổng cộng 1.577.900 2.349.000 3.251.000 4,297.000
(Nguồn: Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)
Tại TP. HCM tồn tại sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó Doanh nghiệp Tư Nhân đã được Nhà nước cho phép nhập khẩu xăng dầu sẽ cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước hiện đang chi phối thị trường.
2.2.3 Thị hiếu người tiêu dùng:
Người tiêu dùng thường có thói quen tiện đâu mua đấy, không quan tâm đúng mức đến chất lượng xăng dầu, ngay tại các CHXD nhỏ ở các vùng nông thơn chất lượng xăng dầu và lượng bán cũng ít được kiểm sốt. Tuy nhiên, thói quen này đang có xu hướng thay đổi do ý thức người tiêu dùng nâng cao, quan tâm nhiều hơn đến số lượng và chất lượng xăng dầu, hình thành thói quen tìm kiếm những CHXD có thương hiệu, cơ sở vật chất khang trang hiện đại để mua xăng dầu và dịch vụ.
Theo thống kê của XNBL, tỉ lệ lượng bán cho xe ôtô hiện nay ở mức 47% tổng lượng bán. Điều này cho thấy tiêu thụ xăng dầu cho xe máy chiếm trên 50% và sự tiếp tục gia tăng số đăng ký xe máy trên Thành phố cho thấy lượng khách hàng chủ yếu của Xí nghiệp vẫn tập trung vào khách hàng sử dụng xe máy.
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh:
a) Cạnh tranh nội bộ ngành: Hiện nay trên thị trường TP. HCM có hơn 28
đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu.
Bảng 2.2 Thị phần của các công ty xăng dầu
Đơn vị: m3
TT ĐƠN VỊ THỊ PHẦN
01 Petrolimex tại khu vực TP. HCM 29,00%
1.1. Petrolimex Sài Gịn (chỉ tính kênh NQTM & bán bn) 13,00%
1.2 Xí nghiệp bán lẻ 16,00% 02 PV Oil 22,20% 03 Thanh Lễ 14,50% 04 Sài Gòn Petro 14,00% 05 Petimex 11,20% 06 STS 4,10% 07 Petec 3,00% 08 Nam Việt 1,30% 09 Khác 0,70% Tổng cộng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex SàiGòn năm 2014)
Căn cứ bảng 2.2, có 05 đầu mối chiếm thị phần trên 90% và đứng đầu là Petrolimex Sài Gịn và Xí nghiệp bán lẻ chiếm 29% thị phần; tính trên cả nước thị phần của Petrolimex chiếm khoảng 50%, nhưng ở khu vực TP. HCM, Petrolimex chỉ chiếm 29% cho thấy mức độ cạnh tranh tại đầy rất khốc liệt, các doanh nghiệp mới thành lập sau nhưng có nhiều tiềm năng đang dần chiếm lĩnh thị trường như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia - chiếm lĩnh hơn 22% thị phần khu vực), các doanh nghiệp có vốn Nhà nước như: Sài Gịn Petro chiếm lĩnh 14%, Xăng dầu Đồng Tháp (Petimex) chiếm 11,20%; một số doanh nghiệp tư nhân (Công ty XNK Thanh Lễ), doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào thị trường tuy có những khó khăn bước đầu nhưng họ cũng có những lợi thế về bộ máy nhỏ gọn,
ít chi phí, kinh doanh (nhập về bán) từng lơ hàng nhỏ “đánh nhanh rút gọn” khi có lợi nhuận, những lúc lỗ thì khơng kinh doanh.
Ngồi ra, các cơng ty xăng dầu trực thuộc Petrolimex cũng thường xuyên cạnh tranh nhau trong nội bộ ngành nhằm gia tăng và tìm kiếm thị phần, đặc biệt trên kênh bán NQTM – bán buôn.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Là các Tập đoàn năng lượng nước ngoài với công nghệ và vốn vượt trội gia nhập thị trường, các doanh nghiệp xăng dầu tư nhân xuất hiện sau với bộ máy sản xuất kinh doanh tinh gọn và linh hoạt. Bản thân Xí nghiệp bán lẻ cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nếu Xí nghiệp khơng thường xun tự đổi mới, vẫn giữ lề lối làm việc trì trệ, khơng sáng tạo, phụ thuộc nhiều vào cơ chế nhà nước và uy tín đã được xây dựng dẫn đến tụt hậu so với đối thủ.
c) Khách hàng, nhà phân phối:
Trung gian phân phối chính là các Đại lý nhượng quyền vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường kênh bán lẻ. Đối với các Đại lý nhượng quyền, họ có lợi thế đàm phán với nhiều nhà cung cấp để tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời đòi hỏi ép giá khi mua xăng dầu với số lượng lớn…
d) Nhà cung cấp:
Petrolimex Sài Gòn là nhà cung cấp xăng dầu cho XNBL, bên cạnh đó Petrolimex Sài Gịn cũng là nhà bán sỉ xăng dầu cho các khách hàng Đại lý/ Tổng Đại lý/thương nhân phân phối… Do đó, trên kênh NQTM và Bán bn, Petrolimex Sài Gòn đang cạnh tranh trực tiếp với Xí nghiệp, đồng thời có lợi thế hơn về đàm phán và giá.
e) Sản phẩm thay thế:
Hiện nay, các dịng sản phẩm hố thạch (trong đó có xăng dầu) đang là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trên thị trường dần xuất hiện các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và tương lai sẽ thay thế xăng dầu. Đã có một số sản phẩm ứng dụng các phương pháp thay thế mới cho ôtô như xe hybrid, xe chạy điện, các sản phẩm sinh học.... Tuy chỉ mới sơ khai, nhưng các sản phẩm thân thiện
môi trường sẽ là mối đe doạ ảnh hưởng đến sự tồn tại của xăng dầu trong tương lai. Bên cạnh đó, hệ thống phương tiện cơng cộng như Metro dự đốn cũng sẽ làm thay đổi thói quen người dân chuyển từ xe máy qua các phương tiện di chuyển công cộng.