Tổng quan về thị trường đồ gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn đồ gỗ ông tỷ , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Phân tích hiện trạng môi trường

2.1.1 Tổng quan về thị trường đồ gỗ

Mặc dù các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang gặp phải những khó khăn do cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ, đồ nội ngoại thất của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2013 vẫn có sự tăng trưởng, trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ nội ngoại thất Việt Nam đạt 5,5 tỷ USD, và dự báo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến cả năm 2014 tăng khoảng 10% -15%, với khoảng 6.2 tỷ USD. Việt Nam đang xếp hạng xuất khẩu thứ 6 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm qua các năm. Năm Kim ngạch (triệu USD) Năm Kim ngạch (triệu USD)

2007 2384,6 2008 2767,2 2009 2989,3 2010 3444,5 2011 3960,5 2012 4665,2 2013 5,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm qua các năm).

Từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã vượt qua mốc 2 tỷ USD. Cũng chỉ trong 3 năm, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu

mặt hàng này đã vượt qua mốc 3 tỷ USD và đến năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vượt qua 5 tỷ USD, cho thấy Việt Nam có tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp chế biên đồ gỗ. Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực và trên thế giới về nguồn lao động với các đặc trưng là nguồn lao động trẻ, cần cù, siêng năng, chịu khó ham học hỏi và dồi giàu bên cạnh đó chi phí về nhân công cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực. Với những lợi thế do quốc gia Việt Nam mang lại nền kinh tế thị trường đã thúc đẫy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ ngày một cao hơn. Các cơng ty có vốn nước ngồi, các văn phòng đại diện, khu vực tư nhân cũng tham gia ngày một nhiều hơn. Do đó xu hướng Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu chủ yếu là gỗ cây, gỗ ván sàn, gỗ xẻ hay nguyên liệu thô sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có kỹ thuật, mỹ thuật được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.

Về thị trường xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến gỗ trên lãnh thổ Việt Nam, tính đến 11 tháng 2012, trong bảng thống kê về doanh số các nước của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thì các thị trường mà cơng ty đang xuất khẩu nằm từ hạng từ hạng 14 trở lên, xếp hạng theo doanh thu xuất khẩu đó là Oxtrâylia, Bỉ, Đức và thị trường

Đài Loan . Như vậy, những thị trường mà công ty nhắm đến có kim ngạch

nhập khẩu đồ gỗ tương đối lớn, do đó cơng ty có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển các thị trường này. Tuy nhiên, yêu cầu khách hàng ngày càng trở nên khó tính địi hỏi cơng ty phải khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, do sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là mạng lưới internet phát triển mạnh mẽ, đã mang lại những thuận lợi cho nhà sản xuất trong việc tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng tạo ra những khó khăn nhất là khách hàng ngày càng nhại cảm về giá cả, khách hàng khơng ngừng tìm cách giảm giá mua từ nhà sản xuất buộc nhà sản xuất phải giảm giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh

trên thị trường. Điều này dẫn đến doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao tay nghề lao động, chú trọng khâu thiết kế và luôn theo dõi hành vi tiêu dùng, sở thích và diễn biến mẫu mã sản phẩm của thị trường, thiết lập lộ trình về xây dựng và phát triển thiết kế, kỹ thuật, đa dạng hóa khách hàng trong chiến lược phát triển của mình, tránh phụ thuộc vào một số khách hàng cố định.

Bảng 2.2: Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng 2012.

ĐVT: USD STT KNXK Quốc gia KNXK 11T/2012 KNXK 11T/2011 % +/- KN so T11/2011 % +/- KN so cùng kỳ năm 2011 1 HoaKỳ 1.625.921.784 1.278.835.767 18,10 27,14 2 Trung Quốc 655.113.606 589.542.051 67,14 11,12 3 Nhật Bản 607.169.810 531.640.098 15,25 14,21 4 Hàn Quốc 203.331.611 169.463.486 13,85 19,99 5 Anh 166.730.129 143.017.162 -5,06 16,58 6 Oxtrâylia 108.439.637 93.451.532 -1,91 16,04 7 Đức 108.391.043 105.777.500 14,79 2,47 8 Canada 103.762.056 80.396.642 3,01 29,06 9 Pháp 74.036.730 64.203.323 -8,13 15,32 10 Đài Loan 64.242.781 52.897.547 23,96 21,45 11 HàLan 57.478.253 52.403.116 27,31 9,68 12 Ấn Độ 44.198.160 29.004.474 27,15 52,38 13 Hongkong 40.229.428 39.590.086 108,55 1,61 14 Bỉ 37.307.677 31.103.226 -18,75 19,95 (Nguồn: Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (2012), Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm ước đạt 4,5

Năm 2013, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường châu Âu nói chung và thị trường Hà Lan nói riêng gặp khó khăn hơn khi thị trường này này siết chặt lại quy định về nguồn gốc xuất xứ gỗ. Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi từ ngày 03-03- 2013, quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu và bán gỗ khai thác mà khơng có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc gỗ hay nói khác hơn là cấm các nhập khẩu đồ gỗ đã được khai thác bất hợp pháp. Lệnh này áp dụng cho tất cả các sản phẩm đồ trang trí nội ngoại thất được làm từ gỗ như khung cửa sổ, bàn ghế để vườn hoặc hàng rào ... Những quy định mới của Hà Lan về nhập khẩu gỗ nhằm thực thi đạo luật tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản.

Trong năm 2013, các quốc gia ở thị trường châu Âu sẽ quyết liệt hơn trong việc quản lý khai thác gỗ bất hợp pháp tàn phá tài nguyên rừng, ảnh hưởng xấu tới mơi trường và có tác động lên xã hội. Trong bối cảnh kinh tế châu Âu cịn khó khăn, với việc các quốc gia châu Âu tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm gỗ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.

Trước khi Hà Lan ban hành quy định mới về nhập khẩu gỗ, gỗ khai thác bất hợp pháp tại nước xuất xứ và các sản phẩm được làm từ gỗ khai thác bất hợp pháp vẫn được phép nhập khẩu vào Hà Lan. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi qui định mới về nhập khẩu, khai thác gỗ có hiệu lực do Cơ quan an toàn thực phẩm và hàng tiêu dùng của Hà Lan sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện luật mới này. Do đó, từ ngày 3-3-2013, các công ty phải chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu. Việc xuất nhập khẩu đồ gỗ trở nên chặc chẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn nữa trong quá trình thu mua và chế biến sản phẩm gỗ. Và giải quyết quá trình đó có liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nguồn nhân lưc của doanh nghiệp phải đáp ứng những kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định như triển

khai doanh nghiệp quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào theo qui trình chuổi hinh thành sản phẩm đảm bảo sản phẩm làm ra được sử dụng nguyên liệu có nguồn góc rõ ràng trong q trình sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần đi trước thị trường trong việc thực hiện các nhu cầu mới vì mục tiêu chung và phát triển bền vững của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn đồ gỗ ông tỷ , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)