Các biểu hiện của vấn đề thất thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh phú yên (Trang 27 - 29)

2.2 Nguyên nhân thất thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên

2.2.1 Các biểu hiện của vấn đề thất thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Phú

từ năm 2013 đến năm 2016, cho thấy tình trạng thất thu thuế luôn luôn xảy ra. Trong đó, khoản thất thu thuế GTGT lớn nhất là khoản thất thu từ nợ đọng. Mặc dù tỷ lệ nợ thuế/ số thu thuế có xu hướng giảm nhưng số thuế vẫn còn tăng cao. Vì vậy, ta cần đưa ra giải pháp để ngăn chặn kịp th i tình trạng thất thu thuế GTGT.

2.2 Nguyên nhân thất thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên

Qua phân tích tình trạng thất thu thuế GTGT, tác giả đưa ra những biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế GTGT như sau:

2.2.1 Các biểu hiện của vấn đề thất thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Phú Yên Phú Yên

2.2.1.1 Thất thu thuế do NNT có hành vi khai sai

Hành vi khai sai của NNT dẫn đến làm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp, tăng số thuế GTGT được hoàn. Hành vi khai sai chủ yếu ở đây là khai sai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, doanh thu và thuế GTGT đầu ra, kê khai sai mức thuế suất thuế GTGT. Hành vi khai sai có thể do NNT vô ý hoặc cố ý gian lận khai sai.

NNT thƣờng thực hiện các hành vi gian lận:

+ Bỏ ngoài sổ sách kế toán: NNT thư ng sử dụng đồng th i hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế phát sinh tại DN, một hệ thống kế toán chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thư ng xảy ra ở các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, ăn uống, khách sạn. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra. Hành vi này bao gồm cả việc hạch toán kế

toán và kê khai thuế sai quy định về thuế suất thuế GTGT. Mục đích chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế đầu ra, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kế tốn có thể hạch tốn giảm trừ doanh thu thơng qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán cố tình hạch tốn lịng vịng một nghiệp vụ kinh tế, hạch toán sai tài khoản kế toán để che giấu doanh thu. Ví dụ như khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì kế tốn lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338, 138. Các dạng hạch toán sai nhằm tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ DN. (Lê Xuân Trư ng và Nguyễn Đình Chiến, 2013)

+ Tạo giao dịch mua bán hàng giả mạo: Nhằm làm tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của DN mua, từ đó làm giảm thuế GTGT phải nộp và chiếm dụng tiền NSNN thông qua hồn thuế GTGT. Điển hình cho hành vi này là việc tạo hồ sơ xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt tiền qua hoàn thuế GTGT. Đáng chú ý là tình trạng xuất khẩu qua biên giới đất liền với các nước giáp ranh Việt Nam, sau khi làm hồ sơ xuất khẩu xuất hàng hóa ra ngồi cửa khẩu nhưng lợi dụng địa hình rừng núi lại vận chuyển ngược lại lượng hàng đã xuất không qua cửa khẩu và tiếp tục tạo hồ sơ xuất khẩu. Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo cịn được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các DN đang hoạt động kinh doanh bình thư ng. Các DN “ma” thư ng thành lập dưới dạng công ty TNHH hay DN tư nhân; chủ DN thư ng là ngư i có hộ khẩu thư ng trú ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN nhưng khơng nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm mục đích sử dụng hóa đơn để bn bán khống. (Lê Xuân Trư ng và Nguyễn Đình Chiến, 2013)

+ Ghi giá bán, số lượng hàng hóa bán ra thấp hơn thực tế: Đây là hành vi ghi giá bán, số lượng bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá, số lượng khách hàng thực tế thanh tốn, thậm chí khơng xuất hóa đơn khi bán hàng. Hành vi này thư ng gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải tư nhân,

xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất, lĩnh vực xây dựng mà ngư i mua là các cá nhân, hộ gia đình khơng cần sử dụng hóa đơn. Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT đầu ra từ đó giảm thuế GTGT phải nộp. (Lê Xuân Trư ng và Nguyễn Đình Chiến, 2013)

+ Trốn thuế thông qua việc xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực chất vẫn hoạt động kinh doanh bình thư ng.

2.2.1.2 Thất thu thuế GTGT do nợ đọng thuế

- Thất thu thuế GTGT do nợ đọng tức NNT phát sinh tiền thuế GTGT phải nộp nhưng hết hạn nộp tiền thuế NNT vẫn chưa nộp hoặc nộp không đủ vào NSNN, biểu hiện ở các hành vi:

+ Ngư i nộp thuế chây ỳ trong việc nộp tiền thuế GTGT, cố tình chiếm dụng tiền thuế;

+ Ngư i nộp thuế kinh doanh thua lỗ, hoặc gặp các trư ng hợp bất khả khác như thiên tai, hỏa hoạn… làm mất khả năng tài chính nên khơng thể nộp tiền thuế GTGT vào NSNN;

+ Ngư i nộp thuế ngưng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, trốn, mất tích khi đang cịn nợ thuế.

Thất thu thuế GTGT do nợ đọng là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thu thuế cao nhất. Năm 2013, nợ đọng bằng 42,2% so với số thu thuế GTGT; năm 2015 bằng 40,6%; năm 2015 bằng 37,6% và năm 2016 bằng 31,4%. Tuy tỷ lệ nợ đọng giảm so với số thu nhưng số tiền nợ vẫn cịn ở mức cao. Trong ngun nhân này thì thất thu thuế do NNT khơng cịn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh, đã giải thể, phá sản lại chiếm tỷ trọng rất cao.

Một khi cịn nợ thuế thì tình trạng thất thu thuế còn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh phú yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)