Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo Ý định mua sắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến ý định mua sắm, nghiên cứu trường hợp thị trường điện thoại thông minh cao cấp tại thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 45)

Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha Số biến quan sát .874 4 Thống kê biến – tổng Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

PIT1 13.5962 9.817 .762 .825 PIT2 13.8357 10.232 .725 .840 PIT3 13.9531 10.102 .734 .836 PIT4 13.1362 9.892 .698 .852

Thang đo Ý định mua sắm gồm có 4 biến quan sát đạt độ tin cậy nội bộ ở mức tốt (Cronbach’s Alpha là 0.874>0.80).

Các hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều lớn hơn 0.30. Điều này chứng tỏ 4 biến đo lường trong thang đo Ý định mua sắm có đóng góp có ý nghĩa đo lường cho thang đo.

Kết luận thang đo đạt độ tin cậy để đo lường khái niệm nghiên cứu Ý định mua sắm.

Kết luận chung: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha cho 8 thang

đo (6 thành phần rủi ro, 1 rủi ro tổng thể, và 1 ý định mua sắm) đều đạt độ tin cậy thang đo ở mức tốt.

Điều này chứng tỏ các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu đạt độ tin cậy, và dữ liệu thu thập thông qua các thang đo này đạt được độ tin cậy nội bộ cho các phân tích chuyên sâu kế tiếp (EFA, hồi qui).

4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện với các mục tiêu như sau: Đánh giá giá trị hội tụ của các biến quan sát đo lường cho khái niệm nghiên cứu.

Đánh giá độ phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu của biến độc lập, nhằm xem xét mức độ độc lập của từng khái niệm trong mối liên hệ với các khái niệm nghiên cứu cùng cấp.

Hình thành các nhân tố đại diện cho từng khái niệm phục vụ cho phân tích hồi qui đa biến kiểm định giả thuyết nghiên cứu (bước tiếp theo).

Phương pháp phân tích EFA:

Phương pháp rút trích nhân tố “Principal Componant Analysis” cho phép xoay vng góc “Varimax” phù hợp cho mục tiêu rút gọn dữ liệu (hạn chế tối đa sự tương quan – đa cộng tuyến giữa các nhân tố mới hình thành, và tối đa khả năng rút trích phương sai của các biến quan sát ban đầu) (Hair & ctg, 2010).

Trích xuất nhân tố theo hệ số eigen >1.0 nhằm đảm bảo mỗi nhân tố trích xuất đều đảm bảo khả năng giải thích phương sai của ít nhất 1 biến quan sát (Hair & ctg, 2010).

Trích xuất nhân tố mới theo phương pháp được tinh lọc (refined method): sử dụng hệ số regression score của từng nhân tố được trích xuất trong EFA nhằm đảm bảo nhân tố trích xuất phản ánh đúng hướng vector của từng nhân tố trong EFA, đặc biệt phù hợp cho phép xoay khơng vng góc (DiStefano và ctg, 2009).

Tiêu chuẩn áp dụng:

Kiểm định “KMO và Bartlett's Test”: nhằm kiểm định sự phù hợp của dữ liệu (mẫu và các biến quan sát đầu vào có tương quan phù hợp) cho phân tích nhân tố (KMO >0.50, và Sig.<0.05).

Hệ số tải lên nhân tố chính |>0.50| được xem là có ý nghĩa thực tiễn và đảm bảo độ hội tụ của biến quan sát lên nhân tố đo lường. (Hair & ctg, 2010)

Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố/ hiện tượng đa hướng của biến quan sát (khoảng cách độ lớn của hệ số tải giữa hai nhân tố ≥0.3) (Nguyễn Đình Thọ, 2010).

Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay khơng cịn phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mơ hình, số biến trong cùng một nhân tố (>=3 biến quan sát) đảm bảo tính tồn diện của cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và ctg, 2010).

4.4.1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA THANG ĐO Ý ĐỊNH MUA

SẮM

Hệ số KMO=0.823 thỏa điều kiện >=0.5 nên dữ liệu đảm bảo đủ mẫu cho phân tích nhân tố.

Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 thỏa điều kiện < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Eigenvalues đảm bảo trích xuất (2.906>1.0). Tổng phương sai trích =72.641% đảm bảo trích xuất phương sai của 4 biến quan sát ban đầu.

Hệ số tải của 4 biến quan sát lên nhân tố Ý định mua sắm đạt tiêu chuẩn hội tụ (>0.50) (Xem bảng 4.9).

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc (Ý định mua sắm) chứng tỏ: thang đo Ý định mua sắm đạt độ hội tụ đo lường khái niệm nghiên cứu và đảm bảo rút trích nhân tố cho khái niệm Ý định mua sắm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến ý định mua sắm, nghiên cứu trường hợp thị trường điện thoại thông minh cao cấp tại thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)