Nghiên cứu này thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần văn hóa cơng ty và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Với mô hình nghiên cứu được xây dựng như trên, các giả thuyết được xây dựng khi tiến hành nghiên cứu như sau:
- H1: Thành phần tơn trọng con người có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H2: Thành phần định hướng đội nhóm có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H3: Thành phần chi tiết/ nguyên tắc hóa có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H4: Thành phần sự ổn định có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H5: Thành phần cải tiến có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H6: Thành phần định hướng kết quả có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
- H7: Thành phần năng nổ, tháo vát có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 xem xét các nghiên cứu cơ bản, các lý thuyết liên quan đến văn hóa cơng ty, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Trong chương này cũng đưa ra cơ sở để lựa chọn thang đo văn hóa cơng ty OCP (Organizational Culture Profile) của O’Reilly et al (1991) đã được hiệu chỉnh bởi McKinnon et al. (2003) và thang đo sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ACS (Affective Commitment Scale) hiệu chỉnh của Meyer et al (1993) để xây dựng mơ hình và phân tích, nghiên cứu cho các chương sau. Nghiên cứu với 7 giả thuyết được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các thành phần văn hóa cơng ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở chương 2. Chương này gồm các phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phương pháp chọn mẫu, (3) xây dựng thang đo và (4) phương pháp xử lý số liệu.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ (định tính)
Trong nghiên cứu sơ bộ sẽ tiến hành thu thập thông tin qua các nguồn: - Thơng tin thứ cấp: tạp chí khoa học, giáo trình, internet...
- Thông tin sơ cấp: thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm các đối tượng chọn lọc là những người có kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn TP.HCM.
Mục đích việc thu thập thơng tin này nhằm tìm hiểu những cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu đã được thực hiện trước, qua đó lựa chọn mơ hình nghiên cứu thích hợp nhất trong điều kiện nghiên cứu. Việc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm những người có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý tại ngản hàng TMCP Á Châu giúp xác định mơ hình nghiên cứu chính thức là kết quả của sự vận dụng mơ hình lý thuyết vào điều kiện nghiên cứu thực tế. Quá trình chọn mẫu theo phương pháp nghiên cứu định tính theo sơ đồ hình 3.1