Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Hàm ý chính sách

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách để thúc đẩy giá trị xuất

khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu dựa trên hai nhóm yếu tố: nhóm thứ nhất là các yếu tố Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh được bao gồm biến tỷ giá hối đoái, biến khoảng cách, biến FTA, và chất lượng, thương hiệu hàng hố xuất khẩu; nhóm thứ hai là các yếu tố thuộc thị trường EAEU bao gồm GDP nước nhập khẩu và dân số nước nhập khẩu. Ngoài ra, thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu được

thành lập với mục đích hướng tới một thị trường chung, vì vậy việc đưa ra các đề xuất

của tác giá không hướng đến riêng một thị trường cụ thể mà hướng đến một thị trường thống nhất. Đặc biệt, tác giả chú trọng các biện pháp hướng đến Nga vì đây hiện là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong khối này.

5.2.1. Đối với các yếu tố Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh

5.2.1.1. Tỷ giá hối đoái (EX)

Theo kết quả nghiên cứu, tỷ giá hối đối có tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân cũng được tác giả phân tích ở trên là do tâm lý sợ rủi ro về tỷ giá tăng giảm

đột ngột ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên các doanh nghiệp dè chừng trong việc xuất

giữa Việt Nam và Nga 97% thực hiện qua đồng USD6, tuy nhiên việc sử dụng đồng tiền này đang gặp một số vấn đề trong thanh tốn và vấn đề chính trị. Vì vậy, việc đồng RUP

Để giảm rủi ro về tỷ giá hối đoái của đồng tiền này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính

sách như sau:

Một là, nhà nước và doanh nghiệp cần chú trọng trong công tác dự báo tỷ giá bằng cách sử dụng các phương pháp dự báo dựa trên kỹ thuật hoặc trên các phân tích cơ bản. Quan tâm đến tình hình kinh tế chính trị của thế giới tác động ảnh hưởng đến USD.

Hai là, nên chú trọng trong việc lựa chọn ngoại tệ để thanh toán trong các Hợp đồng xuất nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu nên xem xét sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán

để mang lại hiệu quả cao nhất. Hiện tại hai đồng tiền thanh tốn chính là USD và EUR đều gặp một số rủi ro về lí do chính trị.

Ba là, các doanh nghiệp nên sử dụng các sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh

để hạn chế rủi ro như giao dịch thương thuương như mua ngoại tệ giao ngay, thực hiện

hợp đồng mua/bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua.

Bốn là cần đẩy mạnh hoàn tất các thỏa thuận với Nga để hạn chế các trường hợp đơn hàng phải thanh toán bằng tiền mặt, các đơn hàng thanh toán trả sau trong thời gian

kéo dài.

5.2.1.2. Khoảng cách

Khoảng cách đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hố từ Việt Nam sang nước nhập khẩu. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng cách càng xa đồng nghĩa với chi phí vận chuyển càng lớn tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu. Thực tế, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường các nước Liên Minh Á – Âu hiện nay cịn nhiều

khó khăn. Thời gian vận chuyển hàng hóa trung bình đến 25 ngày. Hàng hóa từ Việt

Nam phải vận chuyển sang các cảng châu Âu rồi từ đó mới vịng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo đường xuyên Nga từ Đơng sang Tây, nên chi phí vận chuyển

lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Để cải thiện tình trạng này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách:

Một là, Việt Nam cần đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ,

đường hàng không và đặc biệt là đường biển.

Hai là, chuyển hướng vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường truyền thống sang

cảng biển Liên Vân Cảng (Trung Quốc) – nơi 49% cổ phần cảng biển thuộc công ty

đường sắt Kazakhstan. Từ đây, hàng hóa sẽ được trung chuyển sang container tới

Kazakhstan và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu bằng đường sắt để giảm chi phí và thời gian vận chuyển.

Ba là, cần chú trọng đầu tư vào các phương tiện vận tải hiện đại để tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí vận tải do các phương tiện giao thơng vận tải ở Việt Nam đa số đã lỗi thời, hao phí năng lượng nhiều dẫn đến việc chi phí vận chuyển cao.

Bốn là, xem xét cắt giảm loại phí, lệ phí đối với hoạt động giao thơng vận tải để

giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Năm là, chú trọng đầu tư các kho bãi và các trung tâm phân phối hàng hóa. Việt

Nam có thể hợp tác với các đối tác trong khối Liên minh Á – Âu thiết lập các trạm trung chuyển hàng hóa.

Sáu là, Việt Nam chú trọng phát triển trong ngành dịch vụ vận tải đa phương thức

và dịch vụ logistics, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ.

5.2.1.3. Hiệp định thương mại FTA

Theo phân tích phía trên, việc kí kết Hiệp định thương mại FTA VN - EAEU được chứng minh là có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu hàng hố. Tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách để khai thác tốt hiệu quả mà FTA mang lại.

Một là, các doanh nghiệp trong nước cần phải cập nhật đầy đủ, chính xác các thơng tin từ Hiệp định cũng như quy định từ phía đối tác. Cần phải tìm hiểu kỹ nội dung của từng FTA, lộ trình giảm thuế của các nước đối tác, yêu cầu về xuất xứ đối với từng mặt hàng, hàng rào kĩ thuật, hải quan, kiểm tra chất lượng…

Hai là, xem xét các mặt hàng được hưởng nhiều ưu đãi trong các Hiệp định FTA, xem xét năng lực sản xuất trong nước để có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu những hàng hố này. Hạn chế tình trạng gia cơng đặt hàng chờ cơng ty nước ngồi bao tiêu sản phẩm. Ba là, cần thiết lập mạng lưới quan hệ với các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngồi

để mở rộng kênh phân phối hàng hóa như thành lập các văn phòng đại diện tại các thị

trường nhập khẩu, cử các đại diện ở những thị trường cịn lại để có kế hoạch đưa ra

những sản phẩm phù hợp với những nước này.

Bốn là, hồn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước để đáp ứng các tiêu chuẩn

quốc tế trong thời kỳ hội nhập. Hồn thiện chính sách thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không gây xung đột với các cam kết trong các Hiệp định.

5.2.1.4. Chất lượng và thương hiệu cho hàng hoá xuất khẩu

Các thị trường trong Liên minh kinh tế Á – Âu chưa phải là những thị trường khó tính nhất mà Việt Nam đang có quan hệ thương mại, tuy nhiên thị trường này lại khơng có một tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng hàng hóa. Ngồi ra, đây là một thị trường mới

để Việt Nam xây dựng thương hiệu trước khi bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác. Vì vậy,

Việt Nam cần:

Một là tự xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là có chính sách kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu chế biến, đến khâu sản xuất sản phẩm đến lúc xuất khẩu sản phẩm. Có biện pháp xử lý cứng rắn với các trường hợp vi phạm.

Ba là thắt chặt và kiểm soát kỹ tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu đặc biệt trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực để đáp ứng thị trường nhập khẩu, tạo uy tín cho hàng hố Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bốn là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu bằng cách chú trọng về chất lượng, cải thiện mẫu mã bao bì, thơng tin sản phẩm để tạo niềm tin cho các sản

phẩm có thương hiệu Việt Nam. Tại các thị trường EAEU, nên có thêm tiếng bản địa

trên thông tin sản phẩm.

5.2.2. Đối với các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu

Theo kết qủa nghiên cứu, GDP nước nhập khẩu có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu, trong khi đó dân số nước nhập khẩu có tác động âm. Để cải thiện giá trị nhập khẩu sang các nước này cần:

Cần tích cực tìm hiểu thơng tin về các thị trường nhập khẩu như thực hiện các nghiên cứu và cập nhật liên tục các dự báo về khối lượng hàng hoá mà thị trường nhập khẩu sản xuất và nhập khẩu hàng hoá trong thời gian nhất định. Việc xác định được nhu cầu thật của thị trường nhập khẩu giúp Việt Nam chủ động trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Cần quan tâm với các đặc điểm về dân số học. Thị trường càng đơng thì thị hiếu,

nhu cầu, hành vi tiêu dùng, văn hoá càng đa dạng. Đó cũng là thách thức để Việt Nam

xác định được hướng đi cho hàng hố của mình nhưng cũng là cơ hội để gia tăng các mặt hàng xuất khẩu.

Cần tìm hiểu về kĩ về các quy định, chính sách của thị trường nhập khẩu để từng

bước chuẩn hóa các quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)