.1 Nguồn thu thập dữ liệu tính tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 48 - 57)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.5. Phương pháp chuyên gia

Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý thuyết, thực hiện lược khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến luận án tác giả xây dựng giả thuyết và mơ hình lý thuyết để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến già trị xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu, sau

đó tác giả tổ chức phỏng vấn tay đôi với một số chuyên gia trong ngành để giúp tác giả

Biến Giải thích Nguồn dữ liệu

EXit

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam tới quốc gia i (USD) trong thời gian t

Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade)-

https://wits.worldbank.org/

Tổng cục thống kê VN và Tổng cục Hải quan VN

GDPvn, GDPi GDP của Việt Nam và quốc gia i (USD)s

Dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank)

http://data.worldbank.org/

POPi Dân số của quốc gia i

(người) https://www.populationpyramid.net DISivn Khoảng cách địa lý giữa

VN và quốc gia i (km) http://www.distancefromto.net/ ERivn

Tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia i theo VND; (VND: định giá)

Dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF’s International Finance Statistics (IFS))

FTAivn

Biến giả; =1 nếu VN và nước i cùng là thành viên của FTA

Website của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-

xác định lại tính phù hợp của các giả thuyết và mơ hình lý thuyết với điều kiện thực tiễn và đồng thời loại bỏ các giả thuyết không phù hợp.

Mục tiêu phỏng vấn chuyên gia nhằm: Xác định lại các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu theo đề xuất giả thuyết và mơ hình đề xuất ở chương hai.

Đối tượng và phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn tay đôi với 5 chuyên gia, là các

giảng viên thuộc ngành kinh tế, các nhà quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu. Thời gian phỏng vấn tháng 03/2018.

Nội dung phỏng vấn là tham khảo nhận định của các chuyên gia về mức độ đồng ý với các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu đã được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu đề xuất trong chương hai.

Đầu tiên tác đặt câu hỏi: “Chuyên gia có đồng ý với các yếu tố trong mơ hình nghiên

cứu ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh Á – Âu tác giả đã đề ra khơng?”

Sau đó, tác giả hỏi thêm câu hỏi mở: “Theo chuyên gia, cần bổ sung thêm vào yếu tố nào khác để phù hợp với thực tiễn với Việt Nam nữa không?”

Kết quả sau khi khảo sát ý kiến của chuyên gia (Chi tiết trong phụ lục 1)

Yếu tố Số chuyên gia đồng ý

GDP Việt Nam 3/5 GDP nước nhập khẩu 5/5 Dân số nước nhập khẩu 5/5 Khoảng cách 4/5 Tỷ giá hối đoái 5/5 FTA VN – EAEU 4/5

Với yếu tố GDP của Việt Nam, có 3/5 chuyên gia đồng ý với tác giả yếu tố này có

ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á – Âu và có cùng

trường hợp của Việt Nam, xuất khẩu sẽ đóng góp phần lớn vào GDP chứ GDP chưa thực sự thúc đẩy xuất khẩu.

Với yếu các yếu tố GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu và tỷ giá hối đoái tất các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng có ảnh hưởng giá trị xuất khẩu, cùng quan điểm với tác giả.

Với yếu tố khoảng cách, 4 chuyên gia đồng ý kiến với tác giả có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, 1 chuyên gia cho rằng hiện nay vấn đề khoảng cách đã được giải quyết tốt bởi giao thông ngày càng thuận tiện.

Với yếu tố hiệp định thương mại song phương VN – EAEU, 4/5 chuyên gia cho rằng hiệp định này có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu, tuy nhiên có 1 chuyên gia cho rằng hiệp định này chỉ mới có hiệu lực 1 năm nên chưa có tác động đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.

Ở câu hỏi mở, các chuyên gia cho rằng cịn có yếu tố khác ảnh hưởng khơng kém

quan trọng là chất lượng và thương hiệu hàng hoá của Việt Nam.

Như vậy, theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, đa số các yếu tố trong mơ hình lý

thuyết tác giả đề ra đều được chấp nhận trên 50%. Vì vậy mơ hình lý thuyết được tác giả giữ nguyên và tiếp tục thực hiện đo lường trên mơ hình này.

Ngồi ra, các yếu tố ảnh hưởng khác là chất lượng hàng hoá và thương hiệu hàng

hố được tác giả phân tích định tính trong bài nghiên cứu.

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 4 để mô

tả những đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế, giá trị xuất khẩu qua các năm. Những số liệu này được thể hiện qua các chỉ số: trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ

nhất... Tác giả cũng thể hiện các chỉ tiêu qua các biểu đồ thống kê nhằm cung cấp thông tin tổng quan về các nhân tố trong mơ hình.

3.6.2. Phương pháp phân tích tương quan

Phân tích tương quan nhằm mục đích đo lường mối quan hệ giữa từng cặp biến định lượng trong mơ hình với nhau để tính tốn và dự báo sự tác động giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) có thể chỉ ra mức độ chặt chẽ và hướng của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng ngẫu nhiên. Cơng thức tính hệ số tương quan: Trong đó: n là số quan sát x là biến độc lập y là biến phụ thuộc

Khi giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 nghĩa là hai biến định lượng này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau. Ngược lại, nếu r bằng 0 thì hai biến đó khơng có mối liên hệ tuyến tính.

3.6.3. Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là phương pháp tìm ra mối quan hệ của một biến được gọi là biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập). Về bản chất,

phân tích hồi quy là một dạng của phương pháp mơ hình hóa.

Dữ liệu của nghiên cứu này là dữ liệu bảng. Trong các nghiên cứu trước đây, đa

phần các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước

lượng cho mơ hình hồi quy dạng bảng. Đây là phương pháp ước lượng đơn giản nhất giả

định rằng các hệ số góc và tung độ góc là hằng số theo thời gian và khơng gian. Vì vậy,

trong nghiên cứu này trước hết tác giả cũng sử dụng uớc lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS, tuy nhiên khi kiểm định mơ hình thì mơ hình nghiên cứu vi phạm giả thuyết

r=

∑(#$#%)('$'%) ( )∑(#$#%)*

phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục nhược điểm này này tác giả sử dụng ước lượng tối đa hóa khả năng (Poisson pseudo maximum likelihood - PPML) thay cho ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp này được Silva và Tentenro (2006, 2010) và Lin Sun & Michael R.Reed (2010) đề xuất là phương pháp kỹ thuật để phân tích và ước lượng hiệu quả dữ liệu dạng bảng của mơ hình lực hấp dẫn.

Ngồi ra, mơ hình nghiên cứu có dạng hàm logarit tự nhiên, biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á – Âu từ năm 2006 đến 2017, trong

đó có một số quốc gia thuộc liên minh không nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong

năm t, những trường hợp đó nếu dùng OLS thì khơng xử lý được, còn nếu bỏ đi sẽ làm mất rất nhiều thông tin quan trọng và có thể dẫn đến sai lệch lớn trong đo lường

(Eichengreen và Irwin,1997). Phương pháp PPML có thể khắc phục được những gía trị này trong mơ hình.

Bên cạnh đó, phương pháp này có thể khắc phục các vấn đề tiềm ẩn do tính liên kết theo thời gian và đặc trưng quốc gia, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững với trọng số từ quốc gia và thời gian.

Silva và Tentenro (2006, 2010) cũng chứng minh thêm là các hệ số hồi quy riêng của ước lượng PPML có mức ý nghĩa cao hơn trong OLS.

Vì những lý do trên, phương pháp ước lượng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng - (Poisson Pseudo Maximum

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Như vậy, từ mục tiêu nghiên cứu của chương 1 và nền tảng lý thuyết được nêu trong chương 2, chương này đã trình bày tồn bộ các phương pháp nghiên cứu để đưa đến kết quả cuối cùng. Cụ thể hơn, việc lược khảo các nghiên cứu trước đây giúp tác giả xác định những biến độc lập quan trọng cần đưa vào mơ hình để thực hiện bước định lượng

tiếp theo. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để loại bỏ/thêm bớt các biến để mơ

hình phù hợp với thực tiễn hơn. Từ mơ hình đã điều chỉnh, tác giả tiến hình phân tích

định lượng bằng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tương quan và ước lượng cho

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

4.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam

Trong 11 năm từ 2006 – 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tăng gấp 5 lần từ 39,8 tỷ USD năm 2006 lên 214,02 tỷ USD năm 2017, tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 16%.

Năm 2006, 2007 tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu tăng nhanh chóng, năm 2008 tốc

độ này bị âm do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ cơng và tài chính thế giới. Đến nay, tốc độ tăng trưởng có cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được mức ở thời điểm 2006.

Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt

Nam từ 2006 đến 2017 (ĐVT: Tỷ USD)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2017 có sự thay đổi khả quan từ thâm hụt thương mại sang thặng dư dù ở mức thấp, nhưng cho thấy Việt Nam

đang dần có sự thích ứng trong sân chơi toàn cầu.

Sau 2006, đây là giai đoạn xuất nhập khẩu Việt Nam có nhiều biến đổi. Sự trở mình lịch sử của giai đoạn này là việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 chủ động tham gia sân chơi thương mại toàn cầu. Sau hơn 15 năm nhập siêu, năm 2012 đến 2014 cán cân thương mại của Việt Nam quay trở về mức cân bằng và có giá trị thặng dư nhẹ. Mặc dù giá trị xuất siêu khơng lớn và chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mang lại, có thể kể đến Samsung Electrics nhưng dịng vốn FDI đã đóng góp rất nhiều trong giá trị xuất khẩu của cả nước.

4.1.2. Tình hình xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam

Từ 2006 – 2017, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có nhiều chuyển biến được thể hiện rõ nét trong cơ cấu hàng hóa theo tiêu chuẩn ngoại thương quốc tế (SITC). Phân loại theo cấp độ 1 chữ số trong tiêu chuẩn thương mại quốc tế - SITC phiên bản 3, sản

phẩm được chia thành 10 cụm, trong đó mỗi cụm sẽ bao gồm mặt hàng có đặc tính giống nhau, được chia làm hai nhóm chính như sau:

Nhóm hàng thơ hoặc mới sơ chế gồm:

- SITC 0 - Lương thực, thực phẩm và động vật sống - SITC 1 - Thuốc lá và đồ uống

- SITC 2 - Nguyên liệu thô và không dùng để ăn, trừ nhiên liệu - SITC 3 - Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan - SITC 4 - Dầu, mỡ, sáp động vật và thực vật, chất béo Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế bao gồm:

- SITC 5 - Hóa chất và sản phẩm liên quan

- SITC 6 - Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu - SITC 7 - Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng - SITC 8 - Hàng chế biến khác

- SITC 9 - Hàng hóa khơng thuộc các phần trên

Đồ thị 4.2 Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam Cơ cấu xuất khẩu theo từng nhóm mặt hàng của Việt Nam đang dần có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cụ thể là giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế (từ 52 % năm 2006 xuống còn 17% năm 2017), và tăng nhanh tỷ trọng của các sản phẩm đã qua chế biến và chế tạo (từ 48% năm 2006 lên 83% năm

2017).

Trước năm 2007, Việt Nam chưa chú trọng đúng mức đầu tư công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất mà theo hướng nhập khẩu các nguyên vật liệu để gia công, lắp ráp. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, thuương mại Việt Nam có nhiều chuyển biến, giá trị nhập khẩu của nhóm hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng lên. Việt Nam

đang chứng minh từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực bền vững

hiện đại để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế tồn cầu.

4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Việt Nam

Tính đến tháng 12/2017, Việt Nam có hơn 130 thị trường xuất khẩu có trị giá lớn hơn 10 triệu USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)