.2 Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 67 - 70)

Sản Phẩm Tỷ lệ dòng thuế cắt giảm Tỷ lệ dịng thuế xóa bỏ theo lộ trình

Tỷ lệ dịng thuế xóa bỏ ngay Chú ý Dệt may 82% Lộ trình 10 năm 42% 36% Có áp dụng cơ chế phịng vệ ngưỡng Giày dép 77% Lộ trình 5 năm 73% Có áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng Túi xách 100% 100% Thủy sản 100% Lộ trình 10 năm 95% Phần lớn Đồ gỗ 76% Lộ trình 10 năm 65% 71% Có áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng Nhựa 100% 97% Nguồn: VCCI, 2015 Hiệp định thương mại VN – EAEU sẽ mang lại cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước trong khối này những thuận lợi sau:

- Mở rộng thị trường vơi 59% dịng thuế, tương đương khoảng 10 nghìn hàng hóa

được giảm ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhập khẩu máy móc thiết bị tận dụng ưu đãi thuế quan.

- Tiếp cận với những thị trường tiềm năng, trong đó có Nga là thị trường hấp dẫn phải kể đến. Nga đang thực hiện chính sách đóng cửa với một số hàng hóa nước ngồi thơng qua rào cản thuế quan. Mặc dù đã có những cam kết về thuế quan trong WTO

nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình của Nga vẫn còn là cao so với các hiệp định

thương mại tự do (FTA) khác, đặc biệt là các sản phẩm nơng nghiệp. Ví dụ, Nga cấm nhập từ phương Tây những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu như hạt tiêu, hạt

điều, hoa quả nhiệt đới, cá tra và thủy hải sản khô… FTA Việt Nam - EAEU chính là

con đường tốt nhất đưa Việt Nam tiếp cận thị trường này.

- Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này. Trên thực tế EAEU

đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ

hoặc hủy bỏ. Một thị trường mới, rộng lớn, ít bị cạnh tranh là lợi ích mà FTA VN – EAEU mang lại cho Việt Nam với Liên mình kinh tế Á – Âu.

- Các sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang EAEU là các sản phẩm tương đối bổ sung cho nhau chứ khơng cạnh tranh trực tiếp.Như vậy, hàng hố Việt Nam sẽ dễ dàng được

đón nhận, ít chịu sự cạnh tranh với hàng hoá tại nước nhập khẩu.

4.4. Kết quả phân tích định tính – phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Khi thực hiện phỏng vấn chuyên gia, các chuyên gia nhận định chất lượng hàng hoá và thương hiệu cũng ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

4.4.1. Chất lượng hàng hoá

Theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa

đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn của thế giới. Đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

dựa vào lợi thế có sẵn về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động đông, giá nhân công rẻ như dầu thơ, khống sản, nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ...chứ chưa quan tâm

đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, do thói quen sản xuất manh mún, ham lợi nhuận,

khơng chú trọng vào chất lượng mà nhiều lô hàng xuất khẩu chủ lực như nơng sản, thuỷ sản thậm chí là các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nga bị trả về do chưa đáp

ứng yêu cầu về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu liên tục vi phạm các quy định của hàng

hoá sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín hàng hóa của Việt Nam và giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại thị trường này. Mặc dù đây là thị trường truyền thống của hàng hóa

Việt Nam và “dễ tính” trong khâu tuyển chọn mẫu mã, chất lượng so với nhiều nước châu Âu.

Tuy nhiên, kinh tế Nga hiện đang bị cấm vận bởi một số nước phương Tây nên gặp khơng ít khó khăn. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi chuyển từ hàng cao

cấp sang hàng có giá vừa phải nhưng chất lượng cao, đây là cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam. Khi Hiệp định FTA EAEU có hiệu lực từ tháng 11/2016 thì lượng hàng nhập từ Việt Nam vào EAEU cũng tăng nhanh. Vì vậy chất lượng hàng hố là một trong những tiêu chí quan trọng cho hàng hoá xuất khẩu tại thị trường EAEU.

4.4.2. Thương hiệu hàng hố

Hiện tại, khoảng 90% nơng sản xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô hoặc sơ chế4, chưa có thương hiệu.

Tại Nga, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính như thủy sản, hàng nông sản, dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, máy vi tính, điện tử hầu hết cũng chưa có thương hiệu. Ngồi ra, hiện Việt Nam cũng chưa có hệ thống kênh phân phối tại thị trường này. Tuy nhiên ở Nga việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam tuy gặp khó khăn song cũng có thể sớm khắc phục được do số lượng người Việt bên Nga

nhiều, việc quen với hàng hố Việt Nam khơng gặp trở ngại.

Các thị trường khác như Armenia, Belarus, Kazakhstan... là những thị trường mà hàng hố Việt cịn ít, người tiêu dùng vẫn chưa biết đến nhiều. Việc gây dựng uy tín cho thương hiệu tại các thị trường mới tạo nhiều cơ hội cho hàng hoá Việt Nam.

4.5. Kết quả phân tích định lượng và mơ hình lực hấp dẫn

4.5.1. Phân tích thống kê mơ tả

Thống kê mô tả giúp hiểu rõ đặc điểm của các biến quan sát thông qua giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, từ đó định hình được sơ bộ kết quả ảnh hưởng của các biến đưa vào mơ hình.

Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng gồm giá trị xuất khẩu, GDP của Việt Nam và GDP nước nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, dân số của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái được thể hiện qua bảng 4-3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)