.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 57 - 58)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Niên giám Thống kê Hải quan Việt Nam Châu Á vẫn là thị trường có tỷ trọng trao đổi thương mại lớn nhất của Việt Nam

trong 10 năm qua từ 2006, thị trường Châu Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường có tỷ trọng ngang nhau.

Trong thị trường Châu Á, Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất nhập lớn nhất với Việt Nam năm 2017, với tổng kim ngạch xuất lên đến 21,9 tỷ USD gấp 1,5 lần tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu của giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tại thị trường châu Mỹ, Hoà Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 là 38,4 tỷ USD gấp 1,75 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang Liên minh kinh tế Á – Âu

So với các khối kinh tế khác, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu còn rất thấp. Năm 2006, giá trị xuất khẩu sang các nước này chỉ 417,5 triệu USD, đến năm 2017 giá trị này có cải thiện, kim ngạch xuất khẩu tăng lên gần 6 lần tương đương 2,3 tỷ USD, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu này chỉ chiếm

1% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể thấy sau năm 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ

Việt Nam sang các Liên minh kinh tế Á – Âu có cải thiện đáng kể. So với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 33%. Sự tăng trưởng này được đánh giá là do Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực từ năm từ 5/10/2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)