.1 Bảng Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Châu lục từ 2006-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 57 - 67)

Năm 2006 Năm 2017 Châu Á 46 48 Châu Mỹ 23 27 Châu Âu 20 21 Châu Úc 10 2 Châu Phi 1 2

Nguồn: Niên giám Thống kê Hải quan Việt Nam, 2017

Đồ thị 4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Niên giám Thống kê Hải quan Việt Nam Châu Á vẫn là thị trường có tỷ trọng trao đổi thương mại lớn nhất của Việt Nam

trong 10 năm qua từ 2006, thị trường Châu Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường có tỷ trọng ngang nhau.

Trong thị trường Châu Á, Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất nhập lớn nhất với Việt Nam năm 2017, với tổng kim ngạch xuất lên đến 21,9 tỷ USD gấp 1,5 lần tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu của giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tại thị trường châu Mỹ, Hoà Kỳ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 là 38,4 tỷ USD gấp 1,75 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang Liên minh kinh tế Á – Âu

So với các khối kinh tế khác, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu còn rất thấp. Năm 2006, giá trị xuất khẩu sang các nước này chỉ 417,5 triệu USD, đến năm 2017 giá trị này có cải thiện, kim ngạch xuất khẩu tăng lên gần 6 lần tương đương 2,3 tỷ USD, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu này chỉ chiếm

1% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể thấy sau năm 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ

Việt Nam sang các Liên minh kinh tế Á – Âu có cải thiện đáng kể. So với năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 33%. Sự tăng trưởng này được đánh giá là do Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực từ năm từ 5/10/2016.

Đồ thị 4.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa VN và EAEU giai đoạn 2006 – 2017

Trong Liên minh kinh tế Á -Âu, Việt Nam chủ yếu có quan hệ xuất khẩu hàng hố với Nga, riêng giá trị xuất khẩu sang nước này đã chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu trong khối. Các nước khác như Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Đồ thị 4.5 Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn

2006 – 2017

Nguồn: Tác giả tính tồn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Liên minh kinh tế Á – Âu gồm thuỷ sản, hạt

điều, cafe, dệt may, giày dép, mặt hàng điện thoại và linh kiện, máy vi tính, linh kiện

điện tử...

Armenia

Giá trị thương mại giữa Việt Nam và Armenia rất thấp, trong 11 năm giá trị xuất khẩu từ Việt Nam qua Armenia chỉ 100 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Armenia là thuỷ sản, cà phê và linh kiện điện tử.

Đồ thị 4.6 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Armenia giai đoạn 2006 - 2017

Nguồn: Tác giả tính tồn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam Trước năm 2015 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Armenia không ổn định, nhưng sau khi Hiệp định FTA EAEU được kí kết, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần.

Belarus

Thương mại giữa Việt Nam và Belarus được nhận xét là mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sang Belarus cũng rất thấp. Trong 11 năm, tổng giá trị xuất khẩu sang nước này cũng chỉ chiếm 105 triệu USD. Mặc dù Hiệp định FTA EAEU có hiệu lực chính thức năm 2016 tuy nhiên giá trị xuất khẩu giữa hai nước vẫn chưa được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu còn thấp so với tiềm năng thương mại

giữa hai nước. Hiện Việt Nam xuất sang Belarus chủ yếu là thủy sản, gạo, cao su, rau quả, điện thoại linh kiện,...

Đồ thị 4.7 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Belarus giai đoạn 2006 - 2017

Nguồn: Tác giả tính tồn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Đồ thị 4.8 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus

Nguồn: Tác giả tính tồn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kazakhstan

xuất khẩu từ Việt Nam sang nước này là 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ năm 2006 đến 2014, sau đó có giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng đã tăng lại sau năm

2016. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Kazakhstan là hoa quả, các loại hạt, chế phẩm ngũ cốc, giày dép, máy móc thiết bị, máy tính, phụ kiện...

Việt Nam và Kazakhstan có mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/6/1992 đến nay, quan hệ chính trị của 2 bên không ngừng củng cố và phát triển như liên tục duy trì các cuộc trao đổi cấp cao và song phương phối hợp hành động trên các diễn đàn quốc tế. Việt Nam và Kazakhstan đã ký nhiều hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại ngoại giao, giáo dục, đầu tư, lao động, năng lượng...

Đồ thị 4.9 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2006 -

2017

Đồ thị 4.10 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kyrgyzstan

So với các thành viên trong Liên minh kinh tế Á – Âu, thương mại của Việt Nam và Kyrgyzstan còn rất lỏng lẻo, hầu như con số khơng đáng kể ngun nhân chính là do sự khó khăn trong vận chuyển hàng hố. Sau khi Hiệp định thương mại song phương VN – EAEU có hiệu lực, thương mại hai nước được kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc.

Liên bang Nga

Nga là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EAEU, chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu trong khối này. Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam trong thời kì cấm vận. Gía trị xuất khẩu giữa Nga và Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt hơn 2,1 tỷ USD. Mặc dù so với các nước khác như

Hoa Kỳ, Trung Quốc thì giá trị này khơng cao, tuy nhiên khi FTA EAEU - VN đã có hiệu lực, trong thời gian tới Nga sẽ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Đồ thị 4.11 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2006 - 2017

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga là thủy sản, hàng nông sản, dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc, thiết bị, máy vi tính, điện tử...

4.3. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VN – EAEU)3

Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VN – EAEU) sẽ thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và EAEU nói chung và xuất khẩu nói riêng. Trong đó, các cam kết về cắt giảm thuế quan hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang EAEU sẽ có tác động trực tiếp đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước này.

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm 6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế.

- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm khoảng

25% biểu thuế.

- Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ ngun: bao gồm 131 dịng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế.

- Nhóm khơng cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm này được hiểu là EAEU khơng bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan,

nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn).

- Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế.

Đồ thị 4.13 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dịng thuế

Nguồn: VCCI, 2015 Một số sản phẩm trong nhóm dệt may, da giày và đồ gỗ được quy định trong Phụ

lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định.

Đồ thị 4.14 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim nghạch xuất khẩu của

VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của việt nam với liên minh kinh tế á âu (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)