Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm căn bản

2.1.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

2.1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của TNXHDN

Vấn đề TNXHDN bắt nguồn từ trước Thế chiến thứ Hai (Carroll & Shabana, 2010, p.86), xuất phát từ khuynh hướng dân chủ - xã hội, cho rằng cần thúc đẩy các cuộc “kiểm toán xã hội” đối với ứng xử của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội (Capron & Quairel-Lanoizelee, 2009). Đến giữa thế kỷ XX, quan niệm về TNXHDN mới thực sự nổi lên ở Hoa Kỳ và được các học giả cũng như giám đốc điều hành ủng hộ (Frederick, 2006). Năm 1953, cuốn sách đầu tiên tóm lược những ý tưởng cốt yếu về TNXH của Howard Bowen được xuất bản, với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của Doanh nhân” (The Social Responsibilities of the Businessman),

nhấn mạnh rằng người quản lý tài sản một cách có trách nhiệm khơng được làm tổn hại đến các quyền của người khác và có bổn phận phải giúp đỡ người khốn khó (Bowen trích trong Capron & Quairel-Lanoizelee, 2009). Quan niệm này đã góp phần đáng kể trong việc định hình tư tưởng về lĩnh vực nghiên cứu TNXHDN. Chính vì vậy, Bowen được coi là “cha đẻ của TNXHDN” (Carroll, 1999, p.291).

Ý tưởng về TNXHDN gắn liền với một loạt các giai đoạn như sau (Frederick, 2016):

Giai đoạn 1 (từ 1950 đến thập niên 1960): Giai đoạn này đánh dấu kỷ nguyên

của TNXHDN. Ý tưởng về TNXHDN trong giai đoạn này chủ yếu nhấn mạnh hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, đề xuất rằng nhà quản lý doanh nghiệp nên hành động một cách tự nguyện và có lịng bác ái trong vai trò những người được ủy thác công và người quản gia xã hội.

Giai đoạn 2 (từ 1960 đến thập niên 1970): Ý tưởng về TNXHDN được mở

rộng, yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu của xã hội một cách hợp pháp. Các lý thuyết về TNXHDN được mở rộng đáng kể trong giai đoạn này và có xu hướng tập trung vào việc tìm ra ý nghĩa thực sự của TNXHDN cũng như tầm quan trọng của nó đối với kinh doanh và xã hội (Carroll & Shabana, 2010).

Giai đoạn 3 (từ 1980 đến thập niên 1990): TNXHDN yêu cầu các doanh nghiệp thúc đẩy văn hóa đạo đức doanh nghiệp để hỗ trợ các bên liên quan và cộng đồng thông qua các hợp đồng xã hội.

Giai đoạn 4 (từ 1990 đến thập niên 2000): TNXHDN thôi thúc các doanh

nghiệp trở thành những cơng dân tồn cầu. Trong giai đoạn này, xã hội kỳ vọng doanh nghiệp toàn cầu chú ý và sữa chữa những ảnh hưởng xấu đã gây ra cho cộng đồng và môi trường tự nhiên.

Giai đoạn 5 (từ 2000 trở đi): Giai đoạn phát triển bền vững, bắt đầu với thiên

niên kỷ mới. Giai đoạn này không chỉ giới hạn ở mức độ trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan, mà vượt xa hơn, đề cập đến trách nhiệm của các tổ chức chính phủ, quốc tế, cộng đồng, cũng như trách nhiệm của cơng dân trên tồn cầu. trách nhiệm tồn cầu của các tổ chức chính phủ, quốc tế và cộng đồng và công dân từ khắp nơi trên toàn cầu.

2.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khái niệm TNXHDN được mở rộng từ khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” do Bowen đưa ra vào năm 1953. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ TNXHDN được hiểu theo nhiều cách khác nhau và được phát triển theo từng giai đoạn. Keith Davis (1973) phát biểu: “TNXHDN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, cơng nghệ”.

Trong khi đó, Carroll (1999) lập luận TNXHDN ở phạm vi rộng hơn, đó là trách nhiệm đáp ứng những kỳ vọng của xã hội về phương diện kinh tế, pháp lý, đạo đức và thiện nguyện ở một mức độ nhất định. Điều này được thể hiện rõ hơn trong mơ hình “Kim tự tháp của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được tác giả mơ tả như sau:

Hình 2. 1: Hệ thống phân cấp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nguồn: Archie B. Carroll (1991, trang 42)

Trách nhiệm kinh tế:

Về cơ bản, trách nhiệm xã hội về phương diện kinh tế của một doanh nghiệp là tạo ra nguồn lợi có thể chấp nhận được cho nhà đầu tư. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có tính ưu tiên cao nhất. Bởi vì, nếu mục tiêu kinh tế khơng thể hồn thành thì doanh nghiệp khơng thể tồn tại để có thể đáp ứng các trách nhiệm khác. Nói cách khác, trách nhiệm kinh tế chính là nền tảng của các trách nhiệm còn lại.

Trách nhiệm thiện nguyện

Là sự gắn kết tốt với cộng đồng,

Đóng góp vào các quỹ xã hội nhằm nâng cao chất

lượng cuộc sống.

Trách nhiệm đạo đức

Đạo đức là nghĩa vụ phải làm những điều đúng đắn và công bằng,

tránh gây hại.

Trách nhiệm pháp lý

Pháp lý là những quy định về sự đúng sai để tạo nên một xã hội thống nhất. Các hoạt động phải tuân thủ theo những quy

định này

Trách nhiệm pháp lý

Tạo ra lợi nhuận, là nền tảng của những trách nhiệm khác.

Trách nhiệm pháp lý:

Một yếu tố quan trọng của việc theo đuổi lợi ích kinh tế trong một xã hội dựa trên luật pháp, là trách nhiệm pháp lý. Xã hội không chấp nhận việc doanh nghiệp hoạt động chỉ vì mục đích lợi nhuận, mà đồng thời, doanh nghiệp được kỳ vọng tuân thủ các quy định, luật lệ do chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương ban hành. Vì vậy, trách nhiệm pháp lý như là một sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội, tất cả các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp đều phải hợp pháp và phải điều chỉnh cho phù hợp nếu có sự thay đổi về pháp lý. Do đó, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm kinh tế có mối liên hệ lẫn nhau và là hai thành phần cơ bản không thể thiếu, không thể tách rời trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trách nhiệm đạo đức:

Mặc dù các trách nhiệm kinh tế và pháp lý thể hiện các chuẩn mực đạo đức về công bằng và công lý, trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động được cộng đồng mong đợi hoặc ngăn cấm, mặc dù những điều này không được soạn thảo thành văn bản pháp lý. Một doanh nghiệp có trách nhiệm đạo đức để khơng gây hại cho các bên liên quan và trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, một doanh nghiệp khi có trách nhiệm pháp lý thì chỉ là đáp ứng được những chuẩn mực tối thiểu của xã hội. Một khi hoạt động của doanh nghiệp đem lại những lợi ích xã hội vượt sự kỳ vọng tối thiểu đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được cải thiện trong cộng động. Tuy trách nhiệm đạo đức là sự tự nguyện của doanh nghiệp, nhưng đó lại là điều mà xã hội mong đợi. Do đó, trách nhiệm đạo đức được xem như là trọng tâm của trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm thiện nguyện:

Trách nhiệm thiện nguyện hay còn gọi là trách nhiệm tùy tâm bao gồm những hành động ứng xử của doanh nghiệp vượt sự mong đợi của xã hội. Khác với trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm thiện nguyện là sự tự nguyện hoàn toàn của doanh nghiệp để có thể mang lại lợi ích to lớn hơn cho xã hội cũng như mang lại cho doanh nghiệp tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với cộng đồng và trở thành doanh nghiệp cơng dân. Vì

tính chất hồn tồn tự nguyện nên doanh nghiệp nếu không đáp ứng được trách nhiệm này vẫn được xem như là đã datt95 được đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.

Một khái niệm TNXHDN cũng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, do Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 2003, định nghĩa: “TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và tồn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Gần đây hơn, trong cuốn sách của mình, Werther và Chandler (2010) cho rằng tồn bộ ý nghĩa của TNXHDN có thể được hiểu từ ba cụm từ: doanh nghiệp, xã hội, và trách nhiệm. Từ đó, TNXHDN bao gồm mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng xã hội mà chúng tương tác, bao gồm tất cả các bên liên quan và các thành phần giúp duy trì sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Nhìn chung, có nhiều định nghĩa được dùng để nói đến khái niệm TNXHDN theo những cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu trung lại, chúng đều xoáy quanh việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến việc tuân thủ pháp luật, ứng xử với các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm với xã hội và hoạt động theo tiêu chí thân thiện với mơi trường. Mỗi DOANH NGHIỆP, tổ chức, chính phủ nhìn nhận TNXH dưới những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Tuy nhiên, sau rất nhiều khái niệm về TNXH thì khái niệm do Ngân hàng Thế giới đưa ra năm 2003 cho thấy rõ hơn bản chất của TNXH. Do đó, nghiên cứu thống nhất với khái niệm này. Theo đó, “TNXH của DOANH NGHIỆP là sự cam kết của DOANH NGHIỆP nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho tồn XH theo cách có lợi cho cả DOANH NGHIỆP cũng như sự phát triển chung của XH”.

Capron và Quairel-Lanoizelee (2009) cho rằng khơng có bất kỳ sự đồng thuận nào về vấn đề TNXHDN, nếu có thì đó cũng chỉ là một ảo giác đồng thuận vì khái niệm TNXHDN phụ thuộc vào cách hiểu của từng chủ thể hành động khác nhau. Do đó, để hiểu được bề rộng và bề sâu của vấn đề này, Werther và Chandler (2010) cho rằng nên xem xét những quan điểm về TNXHDN trên ba phương diện đạo đức, tính hợp lý và kinh tế:

Phương diện đạo đức

TNXH đại diện cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các chuẩn mực đạo đức được kỳ vọng từ xã hội. Doanh nghiệp vì lợi nhuận sẽ khơng tồn tại được lâu dài và phần lớn thành công của doanh nghiệp xuất phát từ những hoạt động đồng hành cùng các giá trị xã hội.

Thừa nhận rằng lợi nhuận là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được lại đến từ xã hội mà họ tiếp cận. Như vậy, nghĩa vụ của doanh nghiệp phải ở mức độ nào để đáp lại xã hội vì sự thành cơng liên tục trong kinh doanh? Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đạo đức gì để đổi lấy lợi ích từ xã hội? Và cũng như mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, tạo ra việc làm và khoản thuế doanh nghiệp đã đáp ứng được nghĩa vụ đó hay chưa?

Ở mức độ cơ bản, phương diện đạo đức phản ánh sự cho và nhận đan xen giữa doanh nghiệp và xã hội. Xã hội tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới thành công về lợi nhuận của doanh nghiệp như nguồn lao động tri thức, cơ sở hạ tầng bền vững, ổn định, an toàn về pháp lý, thị trường tiêu dùng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Ở mức độ sâu hơn, xã hội được hình thành dựa trên văn hóa, tơn giáo, dân gian những thứ xây dựng nên một di sản niềm tin về ranh giới của chuẩn mực đạo đức, về cách đánh giá hành vi có đạo đức của một cá nhân hay tổ chức. Di sản này sẽ quyết định khái niệm về công bằng xã hội, nhân quyền, trách nhiệm với mơi trường…Ví dụ, đối với nhiều người, suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện nếu một doanh nghiệp chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù những chuẩn mực này khơng phải lúc nào cũng

được chuẩn hóa bằng luật pháp hay quy định, việc vi phạm những chuẩn mực đạo đức này sẽ dẫn tới sự vô trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và tiềm ẩn nguy cơ làm mất tính hợp pháp của doanh nghiệp và đe dọa tới sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Phương diện tính hợp lý

TNXH là một phương diện hợp lý cho doanh nghiệp tìm kiếm phương pháp tối đa hóa hiệu suất bằng cách giảm thiểu các hạn chế về hoạt động của doanh nghiệp. Trong thế giới tồn cầu hóa, các cá nhân và doanh nghiệp được trao quyền để thực hiện những sự thay đổi, TNXH đại diện cho một phương tiện có thể dự đốn và phản ánh sự quan tâm của xã hội về mối liên hệ giữa tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Bằng cách áp dụng phương diện hợp lý của TNXH, doanh nghiệp có thể giải thích được sự thay đổi về kỳ vọng của các bên liên quan để từ đó đưa ra những hành động phù hợp để có thể tồn tại lâu dài trong tương lai. Với phương diện hợp lý, các doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng trách nhiệm xã hội sẽ mang đến lợi ích hơn là chỉ tuân thủ theo những gì luật pháp quy định. Thái độ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hợp lý giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề không mong muốn. Ngược lại việc lạm dụng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp khơng cịn quyền đưa ra quyết định một cách tự do và gây tổn thất về tài chính.

Phương diện kinh tế

TNXH là một phương diện kinh tế cho doanh nghiệp. TNXH cho phép doanh nghiệp phản ánh nhu cầu và quan tâm của các bên liên quan. Bằng cách này, một doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng để duy trì tính hợp pháp xã hội và tối ưu hóa tài chính trong trung và dài hạn. Nói cách khác, TNXH là cách kết hợp các hoạt động của doanh nghiệp với các giá trị xã hội với kỳ vọng phát triển lâu dài.

TNXH ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Mọi thứ doanh nghiệp làm đều có mối tương tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh nhất quán với các bên liên quan. Cho dù đó là nhà tuyển dụng, nhà sản xuất, người mua, nhà cung cấp hay nhà đầu tư. Sức hút và

thành công của doanh nghiệp sẽ tăng lên dựa vào sức mạnh của thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Ngay cả đối với doanh nghiệp chỉ có một mục đích duy nhất là lợi nhuận thì cũng sẽ có rủi ro khơng thể tiếp cận được với nguồn vốn từ các nhà đầu tư khi bị xem là vô trách nhiệm với xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)