Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm căn bản

2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm CBTTTNXH

Sự bùng nổ trong việc CBTTTNXH của doanh nghiệp đã được chứng kiến từ thập niên 1970 (Cowen và cộng sự, 1987). Abbott và Monsen (1979) nhận thấy áp lực của việc công bố xuất phát từ cơng chúng nói chung và từ cơ quan cơng quyền. tin rằng việc công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thực hiện trong một nỗ lực để chống lại niềm tin hiện hành rằng nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là bất hợp pháp.

CBTTTNXH bắt nguồn từ TNXHDN cùng với sự thay đổi trong cách tiếp cận từ tiếp cận theo lý thuyết cổ đông (Shareholders Theory) sang cách tiếp cận thông tin theo lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory) đã thúc đẩy doanh nghiệp cần có trách nhiệm, thơng báo những thơng tin tới các bên liên quan mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và môi trường xã hội. Theo Gray và cộng sự (1996) “CBTT TNXH là quá trình truyền đạt những hoạt động kinh doanh của tổ chức có ảnh hưởng đến môi trường và xã hội tới các cá thể trong xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung”. Doanh nghiệp có thể truyền báo tới các bên liên quan mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến mối trường và xã hội, thông qua CBTT bằng các phương tiện như: Báo cáo thường niên, quảng cáo, bài báo cáo hoạt động TNXHDN, báo cáo phát triển cộng đồng, báo cáo mơi trường, thơng cáo báo chí, băng video và các trang web.

Quan điểm liên quan đến lợi ích của CBTT TNXH hai luồng ý kiến trái ngược nhau giữa các nhà khoa học. Quan điểm thứ nhất cho rằng, thực hành và CBTT về TNXH làm DOANH NGHIỆP phải chịu thêm gánh nặng về chi phí (Friedman, 1970). Ngược lại, với quan điểm trên, các nhà khoa học cho rằng, thực hành và CBTT TNXH có kết nối với các lợi ích tài chính. KPMG (2011) thực hiện khảo sát tồn cầu về báo cáo bền vững kết luận rằng, thực hiện và CBTT TNXH làm tăng giá trị tài chính và

thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới. Các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội cải thiện hoạt động, bằng cách phân tích các hoạt động của họ và tiến hành các chương trình cải tiến. Lợi ích tài chính có thể đạt được từ hai nguồn: Tiết kiệm trực tiếp và cải thiện danh tiếng trên thương trường.

2.1.2.2. Lợi ích của việc CBTTTNXH

Trong thế giới kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi tức đầu tư của cổ đông từ lâu đã là động lực chính để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp. Trong những năm 1950 và 1960, khái niệm CBTTTNXH nổi lên như là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp.

Trọng tâm của CBTTTNXH là thể hiện sự chịu trách nhiệm về những tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các khía cạnh của xã hội, cộng đồng và môi trường. CBTTTNXH không chỉ là những việc làm từ thiện, quyên góp, mà cịn góp phần nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội, hoạt động minh bạch và đạo đức. Quan trọng hơn, CBTTTNXH nên được xem như là một phần kế hoạch trong kinh doanh, hơn là một nghĩa vụ. Những lợi ích của CBTTTNXH như:

 Tăng độ tín nhiệm với các khách hàng, có nhiều cơ hội cho những hướng knih

doanh mới.

 Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.

 Phát triển và nâng cao mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và chuỗi

cung ứng.

 Thu hút nhân lực và trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên hàng đầu.

 Tạo lợi thế với đối thủ cạnh tranh.

 Tạo ra sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.

 Cải thiện thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp.

 Tạo ra các cơ hội đầu tư và tài trợ.

 Tạo ra các cơ hội quảng bá và truyền thơng tích cực cho doanh nghiệp do có

sự quan tâm của phương tiện thông tin đại chúng trong các hoạt động CBTTTNXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của nhân tố quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội – bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)