CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
3.2.1.1. Sở hữu quản lý và CBTTTNXH:
Lý thuyết người đại diện cho rằng những nhà quản lý cấp cao thường dùng quyền hành để phân bổ nguồn lực giữa các bên liên quan sao cho đảm bảo lợi ích của bản thân họ không bị ảnh hưởng (Jensen and Meckling, 1976). Họ thường có thiên hướng hành động vì mục đích tư lợi thay vì tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đơng. Do đó, đối với những nhà quản lý này, việc thể hiện những ứng xử vì cộng đồng là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý sở hữu một lượng đáng kể vốn chủ sở hữu, có khả năng cao họ sẽ đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa giá trị cổ đơng (Denis, Denis, & Sarin, 1997; McConnell & Servaes, 1990). Như vậy, họ sẽ có động lực để tham gia các hoạt động cộng đồng và công bố những thông tin xã hội nếu những hành
động này làm tăng giá trị doanh nghiệp. Mặc dù vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đã chứng minh rằng tồn tại một mối tương quan âm giữa sở hữu quản lý với mức độ CBTTTTXH (Chau & Gray, 2010; Eng & Mak, 2003; Khan, Muttakin, & Siddiqui, 2013).
Oh và các cộng sự (2011) nhận định rằng nhà quản lý của các doanh nghiệp ở Châu Á chịu ít áp lực thể chế liên quan đến các vấn đề xã hội. Thêm vào đó, để thực hiện CBTTTNXH, địi hỏi nhà quản lý phải tích hợp các chiến lược TNXH vào chiến lược (ngắn hạn và dài hạn) của doanh nghiệp (Werther Jr & Chandler, 2010). Do đó, nhiều khả năng nhà quản lý sẽ theo đuổi các chiến lược ngắn hạn mà có thể tăng lợi nhuận doanh nghiệp nhanh chóng để từ đó được hưởng các khoản bồi thường quản lý hậu hĩnh.
Khan và cộng sự (2013) phát biểu rằng mức độ tham gia hoạt động xã hội của những doanh nghiệp có cấu trúc tập trung, gồm những thành viên thân quen hay thành viên trong gia đình, thường khá thấp. Mặc dù CBTTTNXH có thể sẽ ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai (Werther Jr & Chandler, 2010), nhà quản lý có thể khơng muốn đầu tư nhiều vào các hoạt động này vì họ nghĩ rằng chi phí bỏ ra có thể vượt xa lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại (Khan et al., 2013). Do đó, thơng tin TNXHDN ít được cơng bố hơn ở các doanh nghiệp mà quyền kiểm soát tập trung trong tay một hay một vài nhà quản lý.
Nhiều bằng chứng thực nghiệm trước đây cũng cho thấy sở hữu của nhà quản lý có mối tương quan âm với mức độ CBTTTNXH của doanh nghiệp (Eng & Mak, 2003; Khan et al., 2013; Mohd Ghazali, 2007; Oh, Chang, & Martynov, 2011).
Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân khi mới thành lập, đều do một cá nhân, các thành viên trong một gia đình, hoặc một nhóm nhỏ các cổ đơng nắm quyền kiểm sốt. Cho dù nhiều doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu này đã lớn mạnh một cách đáng kể, tuy nhiên các cổ đơng kiểm sốt dường như khơng thay đổi. Do đó, rất có thể các nhà quản lý sẽ tìm kiếm các cơ hội tạo ra lợi nhuận cho chính họ và các thành viên đồng sáng lập bằng cách cắt giảm các khoản đầu tư cho xã hội thay vì bằng cách làm tăng giá trị doanh nghiệp trong dài hạn.
Vì vậy, giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu quản lý và CBTTTNXH.
3.2.1.2. Sở hữu nhà nước và CBTTTNXH:
Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thường nhạy cảm về mặt chính trị vì hoạt động của các doanh nghiệp này được chú ý nhiều hơn trong mắt công chúng và sở hữucủa nhà nước trong doanh nghiệp đại diện gián tiếp cho sở hữu của cơng chúng nói chung. Do đó, theo lý thuyết hợp pháp, loại hình doanh nghiệp này có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội và CBTTTNXH để hợp pháp hoá sự tồn tại của mình (Mohd Ghazali, 2007). Hay nói cách khác, một doanh nghiệp mà chính phủ là cổ đơng lớn thì sẽ cơng bố nhiều thơng tin TNXH hơn trong báo cáo thường niên của họ.
Ở Việt Nam, từ đầu những năm đầu thập niên 1990, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu được cổ phần hóa. Mặc dù vậy, tại các doanh nghiệp trong số này, nhà nước vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần và thực hiện vai trị kiểm sốt của mình thơng qua các thành viên HĐQT đại diện cho nguồn vốn của nhà nước trong ban quản trị của công ty. Các doanh nghiệp cổ phần cũng được vận hành như các doanh nghiệp thương mại tư nhân khác, nhưng có thể họ phải có tầm nhìn xa hơn mục tiêu lợi nhuận thuần túy và quan tâm tới các mục tiêu liên quan đến lợi ích của quốc gia do chịu sức ép từ công chúng cũng như từ các định chế, luật lệ. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan dương giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và CBTTTNXH.
3.2.1.3. Sở hữu nước ngoài và CBTTTNXH:
Cấu trúc sở hữu của cơng ty có thể làm tăng lỗ hổng hợp pháp trong doanh nghiệp. Mỗi cổ đơng có những u cầu khác nhau về thông tin công bố và yêu cầu này càng nhiều hơn đối với cổ đơng nước ngồi. Do sự tách biệt giữa người quản lý và chủ sở hữu nên nhu cầu công bố thông tin thường cao hơn khi cổ đơng nước ngồi nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu cao (Craswell & Taylor, 1992; Schipper, 1981). Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngồi có những đánh giá và hiểu biết khác nhau về tính rủi ro của thị
trường mà họ đầu tư. Chính vì vậy, doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu nước ngồi được cổ đơng mong đợi công bố thêm nhiều thông tin, bao gồm cả thông tin xã hội và môi trường, để hỗ trợ họ trong việc ra quyết định.
Nhiều học giả cũng đã phát hiện ra rằng sở hữu nước ngồi có mối tương quan dương với CBTTTTX (Haniffa & Cooke, 2005; Khan et al., 2013; Oh et al., 2011).
Tại Việt Nam, trong những năm đầu khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, vào năm 1987, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngồi cịn hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay, đầu tư nước ngồi đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và tạo ra những con số kỷ lục. Chính vì vậy, sự hiện diện của cổ đơng nước ngoài trong cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam khơng cịn là vấn đề xa lạ. Điều này là một trong những động lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng vấn đề TNXH cũng như công bố những thông tin TNXH.
Do đó, tương tự các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan dương giữa sở hữu nước ngoài và CBTTTNXH.
3.2.1.4. Thành viên độc lập HĐQT và CBTTTNXH:
Sự hiện diện của các thành viên độc lập HĐQT trong HĐQT được coi là một cơ chế quản trị doanh nghiệp quan trọng giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Petra (2005) nhận định rằng các thành viên bên ngồi độc lập HĐQT sẽ góp phần củng cố vai trị của HĐQT bằng cách giám sát hoạt động của ban quản lý và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư được bảo vệ.
Mặc dù vậy, bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa nhân tố thành viên độc lập HĐQT và CBTTTNXH vẫn còn mơ hồ. Nhiều nghiên cứu trước báo cáo rằng vấn đề CBTTTNXH và tỷ lệ số thành viên độc lập HĐQT trong HĐQT có mối tương quan đáng kể (Cheng & Courtenay, 2006; Harjoto & Jo, 2011). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại chứng minh rằng khi gia tăng số thành viên độc lập HĐQT sẽ làm giảm mức độ CBTTTTXH (Eng & Mak, 2003).
Tại Việt Nam, các quy định và hướng dẫn về quản trị cơng ty cũng đề cập đến vai trị và các tiêu chuẩn của một thành viên độc lập HĐQT. Chẳng hạn, Nghị định
71/2017/NĐ-CP, được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về quản trị doanh nghiệp áp dụng đối với công ty đại chúng, yêu cầu tổng số thành viên độc lập HĐQT phải chiếm ít nhất 1/3 tổng số thành viên HĐQT. Điều này chứng tỏ tầm ảnh hưởng của thành viên độc lập HĐQT trong các quyết định của doanh nghiệp. Vì vậy, để kiểm chứng tác động của nhân tố này đến vấn đề CBTTTNXH, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan dương giữa tính độc lập của HĐQT và CBTTTNXH.
3.2.1.5. Vai trò kiêm nhiệm (CEO và chủ tịch HĐQT) và CBTTTNXH:
Trong khi đó, Haniffa và Cooke (2005) đề xuất hai quan điểm về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất ủng hộ việc tách biệt hai vị trí để kiểm sốt và cân bằng việc thực hiện quản lý, trong khi quan điểm còn lại cho rằng sự tách biệt này khơng quan trọng vì nhiều cơng ty vẫn hoạt động hiệu quả với các vai trị kiêm nhiệm và có một ban kiểm sốt đủ khả năng để giám sát. Mặc dù vậy, khi hai vị trí này được nắm bởi một người, những lợi ích của các bên liên quan có thể bị phớt lờ, trong đó có cả lợi ích của xã hội, nơi mà doanh nghiệp là một phần trong đó. Điều này ảnh hưởng đến quyết định thực hiện những ứng xử với cộng đồng và CBTTTTXH. Vì phần lớn các hoạt động TNXH mang tính chất tự nguyện và chịu sự chi phối từ nhận thức của người điều hành nên có thể việc thực hiện những việc này chỉ như một cách nhằm hợp thức hóa sự tồn tại của doanh nghiệp như lý thuyết hợp pháp đã đề cập.
Tại Việt Nam, luật Doanh nghiệp 2005 không cấm việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức danh CEO. Tuy nhiên, một số văn bản dưới luật, như các văn bản liên quan đến quy chế quản trị áp dụng cho những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn, có xu hướng khuyến khích tách bạch hai vị trí này. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có cấu trúc sở hữu tập trung nên việc CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT không phải là vấn đề xa lạ. Do đó, việc doanh nghiệp duy lợi nhuận sao nhãng CBTTTNXH là điều khó tránh, bởi vì họ khơng muốn “móc thêm hầu bao” cho các hoạt động thể hiện TNXH. Để kiểm chứng liệu có thực sự tồn tại một mối tương quan âm giữa vai trị kiêm nhiệm với CBTTTTXH hay khơng, giả thuyết sau được đề xuất:
Giả thuyết H5: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan âm giữa vai trò kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT và mức CBTTTNXH.
3.2.1.6. Ủy ban kiểm tốn và CBTTTNXH:
Dưới góc độ cổ đơng, ủy ban kiểm tốn được nhận định là ủy ban quan trọng nhất, có nhiệm vụ đánh giá và phê duyệt các lựa chọn chính sách kế tốn, từ đó, ảnh hưởng đến cách tiếp cận của cơng ty đối với báo cáo tài chính và việc cơng bố thơng tin, bao gồm cả thơng tin TNXHDN. Do đó, các ủy ban kiểm toán lớn được kỳ vọng sẽ hoạt động hiệu quả hơn và tạo thêm sức ép cho các nhà quản lý để công bố thông tin một cách tự nguyện nhằm tăng tính minh bạch (Goh, 2009; Li, Pike, & Haniffa, 2008). Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng ủy ban kiểm tốn có tác động cùng chiều với CBTTTTXH (Khan et al., 2013).
Cấu trúc sở hữu tập trung là đặc trưng của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Chình vì vậy, các tài liệu, như luật doanh nghiệp 2005, điều lệ mẫu và quy chế quản trị áp dụng đối với doanh nghiệp niêm yết, đều khuyến khích thành lập ủy ban kiểm tốn gồm các thành viên độc lập HĐQT và đặc biệt tối thiểu phải có một thành viên là chuyên gia về kế tốn, tài chính và khơng làm việc cho phịng kế tốn/tài chính của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam, để kiểm chứng ảnh hưởng của ủy ban kiểm toán tới CBTTTTXH, tác giả đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết H6: Khi các nhân tố khác khơng thay đổi, có mối tương quan dương giữa ủy ban kiểm toán và CBTTTNXH.