CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả thiết kế nghiên cứu theo cách tiếp cận của Saunders và cộng sự (2011). Quy trình thiết kế nghiên cứu được thể hiện trong hình sau:
Hình 3. 1: Quy trình thiết kế nghiên cứu
Nguồn: Saunders và cộng sự (2011)
Hệ nhận thức: Thực chứng
Ngoài ra, theo Saunders và cộng sự (2011), chỉ những dữ liệu quan sát được thì mới thu thập được nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Theo trường phái này, các nhà khoa học sẽ đi từ phát triển giả thuyết, sau đó đến kiểm định và xác nhận lại giả thuyết đã đặt ra.
Phương pháp tiếp cận: Suy diễn
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), quy trình suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có hay cịn gọi là lý thuyết nền để xây dựng nên các giả thuyết trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và sau đó dựa vào dữ liệu thu thập được để kiểm định giả thuyết đã đặt ra. Nghiên cứu của tác giả hoàn toàn phù hợp với cách tiếp cận này.
Thực chứng Suy diễn Hỗn hợp Dữ liệu lưu trữ Hệ nhận thức Phương pháp tiếp cận Phương pháp nghiên cứu Chiến lược nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Hỗn hợp
Phương pháp hỗn hợp dựa trên hệ nhận thức thực chứng bằng cách kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định lượng là chủ yếu.
Chiến lược nghiên cứu: Nghiên cứu lưu trữ
Tác giả sử dụng dữ liệu bao gồm những chỉ tiêu đã có sẵn trên BCTC (Tổng sản, Tổng nợ, Thu nhập ròng, Số cổ phiếu đang lưu hành). Riêng chỉ tiêu chỉ số CBTTTNXH, tác giả tự tổng hợp thông qua BCTN, báo cáo phát triển bền vững và báo cáo tình hình quản trị của doanh nghiệp.