1.1.2.1 .Tính khẩn cấp
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2.5.3. Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Sau khi xem xét đơn cùng với những bằng chứng chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT, người có yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì tịa án ra quyết định áp dụng BPKCTT. Việc ra quyết định áp dụng BPKCTT được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 133 BLTTDS năm 2015. Đối với những trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT theo khoản 1 Điều 11 BLTTDS năm 2015 mà yêu cầu này được đặt ra sau khi tòa án đã thụ lý vụ án nhưng trước khi mở phiên tịa thì thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án sẽ ra quyết định áp dụng BPKCTT trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn nếu người yêu cầu áp dụng BPKCTT không phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Nếu người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì thẩm phán phải ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi người yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Còn tại phiên tòa mới đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT thì HĐXX sẽ ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi người yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện xong nghĩa vụ bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Theo khoản 3 Điều 133 BLTTDS năm 2015, trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT được đưa ra rất khẩn cấp, cùng với đơn khởi kiện (theo khoản 2 Điều 111 BLTTDS) thì thẩm phán được chánh án phân cơng xem xét, giải quyết đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải ra quyết định áp dụng BPKCTT trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm nhận đựợc đơn yêu cầu.