Khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 41)

1.1.2.1 .Tính khẩn cấp

1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời

1.2.6. Khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp

người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp”. Đây

là quy định tiến bộ, giúp quá trình giải quyết vụ án được tiến hành một cách nhanh chống, công khai và minh bạch.

1.2.6. Khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khẩn cấp tạm thời

Do tính khẩn cấp nên theo quy định tại Điều 139 BLTTDS năm 2015, quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT của tịa án có hiệu lưc pháp luật ngay, đương sự khơng có quyền kháng cáo, VKSND khơng có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tòa án là chủ thể ban hành quyết định nên quyết định này là quyết định của một cơ quan trong bộ máy nhà nước nên có thể bị đương sự khiếu nại, VKSND có quyền kiến nghị về việc giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT của tịa án. Để có cơ sở cho việc khiếu nại, kiến nghị, khoản 2 Điều 139 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Tòa án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ

biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp”. Điều

140 BLTTDS năm 2015 còn quy định cụ thể về thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định của tòa án về giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT.

Thủ tục giải quyết khiếu nại của đương sự, kiến nghị của VKSND về quyết định giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT của tòa án được quy định tại Điều 140, 141 BLTTDS năm 2015 như sau:

- Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tịa án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại Điều 140 của Bộ luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.

- Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án là quyết định cuối cùng và phải được cấp hoặc gửi ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật này.

- Tại phiên tòa, việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.

Các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho việc giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT của tòa án được minh bạch, khách quan.

Tiểu kết luận Chương 1

Áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KDTM là cách thức, trình tự do pháp luật quy định trong việc tòa án tạm thời áp dụng hay không áp dụng theo yêu cầu của đương sự để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc giải quyết đúng đắn và hiệu quả vụ án tranh chấp KDTM và thi hành án. Mỗi BPKCTT có những đặc điểm điểm riêng, nhưng điều có điểm chung là tính khẩn cấp, tính tạm thời và tính có hiệu lực thi hành ngay sau khi ban hành. Đây là các đặc điểm đặc trưng dùng để phân biệt BPKCTT với các biện pháp tố tụng khác, đồng thời cũng là tiêu chí để xác định được yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về BPKCTT. BPKCTT trong tranh chap KDTM có những điểm chung và những điểm đặc trưng riêng biệt và đều thể hiện một ý nghĩa chung, cao nhất là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tình thế khẩn cấp.

Quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các BPKCTT theo BLTTDS năm 2015 đã có sự tiến bộ rõ nét với nhiều điểm mới phù hợp hơn so với các quy định trong BLTTDS năm 2004 vốn đã khơng bắt kịp với sự phát triển của tình hình mới. Các quy định này đang thực sự trở thành những cơ sở pháp lý rất cần thiết, hữu hiệu cho đương sự trong việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án. Đặc biệt, với một số quy định mới như quy định về trách nhiệm bồi thường do áp dụng BPKCTT không đúng, về biện pháp bảo đảm, về thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT, về khiếu nại, tố cáo trong việc áp dụng BPKCTT… thì việc áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp KCTM có nhiều thuận lợi hơn, minh bạch hơn, hạn chế đáng kể tình trạng tùy tiện, lạm quyền của các chủ thể có quyền.

Chương 2: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án - thực trạng và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)