CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.2. Khe hổng nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hệ thống lại những kết quả nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng chỉ một số ít nghiên cứu và nổi bật là nghiên cứu của Hoang Van Tuong, Dinh Hoai Nam, Nguy Thu Hien (2017) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc ứng dụng BSC với mục tiêu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một trong những giới hạn của nghiên cứu trên chính là sự khác biệt về đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng nhóm ngành khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu những yếu tố tác động đến ứng dụng BSC.
Doanh nghiệp sản xuất đóng góp một phần khơng nhỏ trong tỷ lệ tăng trưởng GDP của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, địi hỏi hệ thống quản lý chặt chẽ, một hệ thống quản lý nhiều ưu điểm như BSC là rất cần thiết để hoạch định chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng bảng điểm cân bằng ở các doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tổng hợp kết hợp đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở những DNSX.
TÓM LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua phần tổng quan những kết quả nghiên cứu công bố liên quan ứng dụng BSC trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, có thể thấy rằng: BSC là một công cụ kỹ thuật của KTQT ngày càng được quan tâm kể cả trong ứng dụng và nghiên cứu. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khơng ít những nghiên cứu phát hiện và đo lường mức độ tác động của những yếu tố tác động đến ứng dụng BSC nhưng phần lớn là tập trung cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp đặc thù. Những mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC nói trên có thật sự phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNSX tại TP.HCM sẽ được tác giả tiến hành đi sâu vào nghiên cứu và trình bày trong phần tiếp theo.