Mục tiêu và thước đo của phương diện học hỏi và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 65)

Mục tiêu Thước đo

Nguồn lực về con người

Đạt được sự hài lòng của NV Khảo sát sự hài lòng của NV

Phát huy kỹ năng của NV Phần trăm NV có các kỹ năng thật sự cần thiết

Thu hút và tạo môi trường thuận lợi để giữ chân những NV có năng lực

Vịng quay của các NV chủ chốt

Thời gian làm việc trung bình của những NV

giữ vị trí chủ chốt Cơng nghệ thông tin

Ưng dụng CNTT nhằm mục đích hỗ trợ chiến lược

Phần trăm những quy trình sản xuất kinh

doanh chủ đạo có ứng dụng CNTT Kiểm soát và tăng cường hệ

thống quản lý dữ liệu KH

Phần trăm mức độ sẵn sàng cung cấp cơ sở dữ

liệu của KH Văn hóa tổ chức và sự kết nối trong tổ chức Kết nối mục tiêu của từng nhân

viên với mục tiêu chung của tổ chức

Phần trăm NV có mục tiêu riêng kết nối chặt

chẽ với hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của tổ chức

Chia sẻ về những kinh nghiệm và kiến thức tốt

Số lượng kinh nghiệm và kiến thức mới được

chia sẻ và ứng dụng

(Nguồn: Kaplan et al., 2012)

2.1.3.5. Mối liên hệ nhân - quả giữa các phương diện trong mơ hình BSC

Bốn phương diện của BSC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thơng qua mối liên hệ nhân - quả, chính mối liên hệ này đã giúp tổ chức truyền đạt về trong tâm mục tiêu chiến lược tổng thể của tổ chức (Kaplan & Norton, 1996).

Sơ đồ 2.2: Mối liên hệ nhân – quả giữa các thước đo trong BSC

(Nguồn: Thẻ điểm cân bằng – Biến chiến lược thành hành động (2017) – NXB Trẻ, TP.HCM)

Với phương diện tài chính: Để đạt được mục tiêu duy trì mức doanh thu như hiện tại và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thì doanh nghiệp cần phải đạt được sự hài lịng của KH đối với sản phẩm/dịch vụ; bên cạnh việc duy trì lịng trung

Khách hàng Quy trình kinh doanh nội bộ ROCE Giao hàng đúng hẹn Sự trung thành của khách hàng

Kỹ năng của nhân viên Chất lượng quy trình Thời gian chu trình Tài chính Học hỏi và phát triển

thành của KH cũ thì tiếp tục tạo điều kiện thu hút khách hàng mới nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường (Kaplan & Norton, 1996).

Với phương diện khách hàng: Nếu mỗi doanh nghiệp tổ chức ứng dụng quy trình sản xuất kinh doanh nội bộ thật sự đạt hiểu quả sẽ được biểu hiện thông qua phần trăm số sản phẩm hỏng (trên tổng số sản phẩm sản xuất) càng thấp, quy trình phân phối sản phẩm khơng ngừng được cải tiến (giao hàng đầy đủ, đúng hẹn, nâng cao dịch vụ sau bán hàng, …) nhằm mục tiêu tối đa hóa sự hài lịng của KH (Kaplan & Norton, 1996).

Với phương diện quy trình kinh doanh nội bộ: Nhằm đạt được mong muốn quy trình kinh doanh đạt hiệu quả cả về thời gian và chất lượng thì mỗi tổ chức đòi hỏi phải sở hữu một đội ngũ cán bộ nhân viên năng lực, xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chất lượng, lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích tổ chức, khuyến khích nhân viên không ngừng học hỏi và phát triển, thúc đẩy nhân viên tích cực đóng góp nhằm mục đích góp phần đạt đến tâm điểm cuối cùng của chiến lược chính là sự thành cơng của tổ chức (Kaplan & Norton, 1996).

2.1.4. Khái quát doanh nghiệp sản xuất

Theo điểm 7 và điểm 16, Điều 4, Chương 1 của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 26/11/2014, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Theo luận án tiến sĩ Huỳnh Lợi (2008) có định nghĩa: Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế có quy trình hoạt động, nguyên lý vận hành quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo mơ hình cố định, linh hoạt hay kết hợp giữa mơ hình cố định và linh hoạt, quản trị hoạt động SXKD theo tư duy giá trị gia tăng, chuỗi giá trị hay kết

hợp giữ tư duy giá trị gia tăng với tư duy chuỗi giá trị. Đây là yếu tố quyết định đến nhu cầu thông tin quản trị, quyết định đến KTQT trong DNSX.”

Một số đặc trưng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất theo luận án tiến sĩ Huỳnh Lợi (2008):

- Kế tốn quản trị nhằm mục đích trình bày, giải thích và cung cấp thơng tin về các nguồn lực kinh tế sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhà quản trị trong nội bộ DNSX thực hiện toàn diện chức năng quản trị;

- Đối tượng nghiên cứu của kế tốn quản trị gắn liền với quy trình tạo ra giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất;

- Kế toán quản trị kết hợp với kế tốn tài chính để bổ sung, hồn thiện, nâng cao tính hữu ích của thơng tin kế tốn doanh nghiệp sản xuất cho các đối tượng sử dụng thông tin;

- Kế tốn quản trị đóng vai trị tạo lập hệ thống thơng tin đáng tin cậy cho thực hiện quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất.

2.2. Giới thiệu một số giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ứng dụng BSC

- Cơng trình nghiên cứu 1: Nghiên cứu của Zahirul Hoque và Wendy James (2000), đăng trên tạp chí Journal of management accounting research:

“Linking balanced scorecard measures to size and market factors: Impact on organizaational performance”: các tác giả đã thực hiện nghiên cứu sự tác động của các nhân tố: quy mơ của doanh nghiệp, thị phần và vịng đời của sản phẩm đến tổ chức ứng dụng BSC nhằm mục đích đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát năm 1997, mẫu khảo sát là 66 doanh nghiệp sản xuất tại Úc. Mơ hình nghiên cứu chính thức của tác giả như sau:

Giả thuyết H1: Việc ứng dụng BSC bị tác động bởi các nhân tố: (a) quy mơ của doanh nghiệp, (b) doanh nghiệp có sản phẩm ở giai đoạn đầu/tăng trưởng, (c) những doanh nghiệp có thị phần cao.

Giả thuyết H2: Ảnh hưởng việc ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại những doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ lớn hơn tại những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Giả thuyết H3: Ảnh hưởng việc ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại những doanh nghiệp có những sản phẩm ở gia đoạn đầu vòng đời sẽ lớn hơn những doanh nghiệp có sản phẩm ở giai đoạn tăng trưởng.

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng việc ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại những doanh nghiệp có thị phần cao sẽ lớn hơn những doanh nghiệp có thị phần thấp.

Kết quả nghiên cứu công bố, nhân tố thị phần không ảnh hưởng đến việc sử dụng BSC, nhân tố quy mơ doanh nghiệp có tác động tỷ lệ thuận với khả năng ứng dụng BSC, cuối cùng là doanh nghiệp nào có tỷ lệ sản phẩm ở đầu vịng đời cao hơn sẽ có khả năng tổ chức ứng dụng BSC cao hơn so với các doanh nghiệp có tỷ lệ sản xuất sản phẩm mới nhiều hơn. Hạn chế của nghiên cứu này là các biến định lượng chưa đủ để thể hiện trọng tâm chiến lược và mối liên hệ nhân quả của các biến đo lường trong mơ hình với mức độ ứng dụng BSC, đồng thời nghiên cứu này dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất và chỉ được khảo sát với cỡ mẫu tương đối nhỏ.

- Cơng trình nghiên cứu 2: Luận văn của Eric Tanyi (2011) tại Hanken School of Economics, Phần Lan: “Factors influencing the use of the balanced scorecards by managers”: Nhân tố ứng dụng BSC bị tác động bởi: những hệ thống kiểm soát được ứng dụng trong doanh nghiệp (OCS), phương thức nhà quản lý đánh giá các cấp phụ thuộc (ESM), phương thức nhà quản lý đối diện với các nguồn thông tin mới (MRI), tính dễ sử dụng (PEOU) và ảnh hưởng của sự nhận thức về tinh hữu ích (PU). Tác giả đã tiến hành khảo sát 34 cấp quản trị trong các tổ chức đang sử dụng BSC ở Phần Lan. Mơ hình nghiên cứu chính thức của tác giả như sau:

Mơ hình nghiên cứu của tác giả gồm những giả thuyết:

Giả thuyết H1: Kiểm soát hoạt động, nhân sự hoặc văn hóa đang được sử dụng trong một tổ chức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc ứng dụng BSC.

Giả thuyết H2: Các nhà quản lý tiếp nhận thơng tin từ các nguồn mới có liên quan tích cực đến việc ứng dụng BSC.

Giả thuyết H3: Các nhà quản lý có phong cách đánh giá linh hoạt sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng ứng dụng BS để đánh giá cấp dưới của họ.

Giả thuyết H4: Nhận thức về sự hữu ích (PU) của BSC được đánh giá bởi người quản lý sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng BSC.

Giả thuyết H5: Tính dễ sử dụng (PEOU) của hệ thống BSC đánh giá bởi người quản lý sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng hệ thống

kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với việc sử dụng BSC mặc dù hệ số của các biến chủ yếu là dương. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đã tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ở cấp độ tổ chức thì tác giả lại hướng sự chú ý đến các nhà quản lý cá nhân – đây cũng là một điểm mới trong nghiên cứu.

- Cơng trình nghiên cứu 3: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng

Hạnh (2013) trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Áp dụng bảng cân bằng điểm (BSC – Balanced Scorecard) trong các doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên cứu được tác giả thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả đã khảo sát 20 doanh nghiệp chia thành 3 nhóm: chưa ứng dụng BSC, đang ứng dụng BSC, có xu hướng ứng dụng BSC. Từ kết quả khảo sát, tác giả đã nhận định về thực trạng, những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức ứng dụng BSC của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu kết luận một số nhân tố tác động đến ứng dụng BSC bao gồm: quy mô của công ty, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhận thức của cấp quản lý BSC khó sử dụng và văn hóa của cơng ty. Ngồi ra, căn cứ vào thực trạng vận dụng BSC vừa phân tích, tác gia đã đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc vận dụng BSC vào doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn.

- Cơng trình nghiên cứu 4: Nghiên cứu “Factors affecting balanced scorecard usage” của Islam và cộng sự (2014), đăng trên International Journal of Business Information Systems: Tác giả nghiên cứu sự tác động của ba nhân tố đến

ứng dụng BSC bao gồm: nhận thức của cấp quản lý về tính khả thi của BSC, nhận thức của cấp quản lý về sự hữu ích của BSC và nhận thức của cấp quản lý về tính dễ sử dụng của BSC. Tác giả đã áp dụng PPNC định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Tác giả nhận được 71 bảng khảo sát hợp lệ từ những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp lớn và vừa tại Mỹ và Canada. Mơ hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết của tác giả:

Giả thuyết H1: Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về khả năng của BSC và việc ứng dụng BSC.

Giả thuyết H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa tính dễ sử dụng và việc ứng dụng BSC.

Giả thuyết H3: Tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa mức độ nhận thức về sự hữu ích của hệ thống và việc ứng dụng BSC.

Kết quả nghiên cứu nhận thấy cả ba nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến ứng dụng BSC với mức độ tác động giảm dần từ nhân tố nhận thức của cấp quản lý về tính khả thi của BSC đến nhân tố nhận thức của cấp quản lý về tính dễ sử dụng và cuối cùng là nhân tố nhận thức của cấp quản lý về sự hữu ích của BSC. Những phát hiện trong nghiên cứu của tác giả có thể thú vị đối với các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoặc lập kế hoạch triển khai BSC, vì nó cung cấp một viễn cảnh về phương pháp tối đa hóa lợi ích từ việc ứng dụng BSC như một hệ thống quản lý tài nguyên của tổ chức.

- Cơng trình nghiên cứu 5: Nghiên cứu “Factors affecting application of

balanced scorecard: A case study of non-governmental organizations in Eldoret, Kenya” của tác giả Carol Chepng’eno Koske and Dr. Willy Muturi (2015), đăng trên tạp chí Strategic Journal Of Business & Change Management: Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC trong những đơn vị phi chính phủ tại Eldoret, Kenya. Nghiên cứu được thực hiện bằng PPNC định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua thông qua kỹ thuật khảo sát bằng bảng câu hỏi. Mẫu khảo sát

của nghiên cứu được xác định là 55 nhân viên cán bộ quản lý đang công tác tại 11 đơn vị phi chính phủ.

Kết quả nghiên cứu tác giả cơng bố: quy mơ của doanh nghiệp, chi phí tổ chức thực hiện BSC, nhận thức của cấp quản lý về tính hữu ích của BSC và nhận thức của cấp quản lý về tính dễ sử dụng BSC. Những phát hiện trong nghiên cứu góp phần hỗ trợ lãnh đạo và sự tham gia của nhân viên cũng được coi là những yếu tố làm nên thành công quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai BSC.

- Cơng trình nghiên cứu 6: Nghiên cứu của Hoang Van Tuong, Dinh Hoai Nam, Nguy Thu Hien (2017), đăng trên Young Researchers In Economics And

Business: “Factors Influencing the Usage of Balanced Scorecard for Performance

Measurement in Enterprises in Viet Nam”. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức ứng dụng BSC nhằm mục đích đo lường thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam gồm: chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhận thức về sự biến động của môi trường, áp lực cạnh tranh và quản lý chất lượng toàn diện. Khảo sát trực tuyến từ ngày 1/8/2016 đến ngày 30/9/2016, mẫu cuối cùng gồm 217 bảng câu hỏi có dữ liệu hợp lệ.

Các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu của tác giả gồm:

Giả thuyết H1: Chiến lược sản phẩm khác biệt có tác động tích cực đến mức độ sử dụng BSC.

Giả thuyết H2: Tổ chức chịu sự kiểm sốt tập trung có tác động tích cực đến mức độ sử dụng BSC.

Giả thuyết H3: Nhận thức về sự biến động của mơi trường có tác động tích cực đến mức độ sử dụng BSC.

Giả thuyết H4: Cường độ cạnh tranh có tác động tích cực đến mức độ ứng dụng BSC.

Giả thuyết H5: Mức độ sử dụng quản lý chất lượng tồn diện có tác động tích cực đến mức độ sử dụng BSC.

Kết quả nghiên cứu công bố rằng tất cả các nhân tố trong nghiên cứu đều có sự tác động đến tổ chức ứng dụng BSC ngoại trừ nhân tố cơ cấu tổ chức. Kết quả nghiên cứu có một đóng góp rất quan trọng để xem xét việc ra quyết định của các giám đốc điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Thơng qua đó, tác giả đưa ra một số gợi ý, trước khi ứng dụng BSC cần đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, tập trung vào đánh giá và cải thiện những trở ngại và khó khăn trong việc áp dụng mơ hình BSC trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp.

Từ các nghiên cứu nói trên, tác giả tóm lược những nhân tố có mức độ tác động tương đối cao và được kiểm định qua nhiều nghiên cứu đến ứng dụng BSC nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD trong nghiên cứu này đã được kiểm định trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây cũng là căn cứ để tác giả xây dựng mơ hình chính thức cho đề tài nghiên cứu và kiểm định giả thuyết trong chương tiếp theo.

(1) Quy mô doanh nghiệp: Khaled Abed Hutaibat (2005) đã chỉ ra rằng nhân tố quy mô doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với việc vận dụng kế toán quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)