Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)

Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng thang đo để đo lường và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố.

Xây dựng mơ hình nghiên cứu: Căn cứ vào các vấn đề cần nghiên cứu đã được xác định, đồng thời tổng hợp các nghiên cứu trước đây kết hợp với thảo luận xin ý kiến chuyên gia, tác giả tiến hành tổng hợp và đề xuất mơ hình nghiên cứu chính thức.

Ứng dụng PPNC định tính: Phỏng vấn, xin ý kiến một số chuyên gia là hai kỹ thuật được sử dụng nhằm mục đích tổng hợp và xây dựng thang đo phục vụ cho việc khảo sát, thu thập số liệu làm cơ sở tiến hành kiểm định định lượng tiếp theo.

Ứng dụng PPNC định lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số Cronbach’s Alpha để tương ứng kiểm định giả thiết và độ tin cậy của thang đo, đồng thời áp dụng phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết, mơ hình nghiên cứu và đo lường xem từng nhân tố có tác động như thế nào đến ứng dụng BSC ở những DNSX tại TP.HCM.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

- Bước 1: Xác định các vấn đề nghiên cứu.

- Bước 2: Nghiên cứu định tính: Tổng hợp các nhân tố tác động đến ứng dụng BSC ở những doanh nghiệp sản xuất và xây dựng thang đo nháp thông qua các mơ hình nghiên cứu trước đây. Thảo luận, xin ý kiến của các chuyên gia để hiệu chỉnh mơ hình và biểu hiện đo cho phù hợp.

Quá trình thảo luận, xin ý kiến chuyên gia với mục đích kiểm tra sự phù hợp của những biến trong mơ hình nghiên cứu của tác giả với đặc điểm môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam nói chung và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu TP.HCM nói riêng. Song song đó là kiểm tra việc xây dựng thang đo, biến quan sát tương ứng với từng biến trong mơ hình nghiên cứu đã thật sự phù hợp, diễn đạt dễ hiểu, đảm bảo không gây nhầm lẫn khi tiến hành khảo sát doanh nghiệp hay chưa.

Thành phần chuyên gia là những người có kinh nghiệm giảng dạy về KTQT ở một số trường đại học hoặc những người giữ chức vụ giám đốc, kế toán trưởng tại một số doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Một số tiêu chí lựa chọn chuyên gia cụ thể như sau: với những chun gia là lãnh đạo doanh nghiệp thì có trình độ từ cử nhân trở lên, kinh nghiệm cơng tác ít nhất 10 năm, đối với chuyên gia là giảng viên ở trường đại học thì có trình độ tiến sĩ trở lên với thâm niên giảng dạy và nghiên cứu kế tốn ít nhất là 10 năm. Danh sách các chun gia tham gia quá trình thảo luận được đính kèm tại Phụ lục 1.

Thảo luận tham khảo ý kiến chuyên gia được tiến hành dựa trên từng nội dung tác giả thiết kế trong phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia, nội dung cụ thể được đính kèm tại Phụ lục 3. Kết quả thảo luận sẽ được tổng hợp và đối chiếu với kết quả tổng kết từ những nghiên cứu trước đây để xây dựng một mơ hình và thang đo chính thức cho nghiên cứu của tác giả.

- Bước 3: Xây dựng thang đo chính thức: Căn cứ vào việc tổng hợp, đánh giá sự phù hợp của các thang đo, biểu hiện đo đã được kiểm định trong những nghiên cứu trước đây và kết quả thảo luận với chuyên gia sẽ giúp cho việc xây dựng thang đo hiệu quả và hợp lý hơn.

- Bước 4: Nghiên cứu định lượng: Kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết. Tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s alpha và kiểm định giả thiết bằng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được tác giả áp dụng nhằm mục đích kiểm định định lượng giả thuyết nghiên cứu và mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các tiêu chuẩn kiểm định cụ thể được trình bày trong nội dung tiếp theo.

- Bước 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp: Căn cứ vào kết quả kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu, so sánh và biện luận kết quả nghiên cứu đạt được với những nghiên cứu trước đây về mặt định tính và định lượng. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp phù hợp.

3.2. Giới thiệu giả thuyết, mơ hình và thang đo 3.2.1. Mơ hình nghiên cứu 3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Sau khi tổng kết những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC đã được công bố trong các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trong chương 2, tác giả kế thừa biến quy mô doanh nghiệp, nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của BSC và chi phí tổ chức ứng dụng BSC từ mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC của Carol Chepng’eno Koske and Dr. Willy Muturi (2015) vì đây là 3 nhân tố được kế thừa và khảo sát nhiều nhất trong các nghiên cứu ứng dụng KTQT nói chung và BSC nói riêng. Đối với 2 biến chiến lược kinh doanh và biến mức độ áp lực cạnh tranh được tác giả kế thừa từ nghiên cứu của Hoàng Văn Tường và cộng sự (2017) vì đây là 2 nhân tố có mức tác động cao nhất trong mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp Việt Nam nên tác giả mong muốn kiểm định mức độ của các nhân tố này đến nhóm doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Hơn nữa, tác giả tiếp cân nghiên cứu ứng dụng BSC theo góc độ kế tốn, hoạt động kế tốn cần thiết ở tất cả các loại hình doanh nghiệp với những quy mơ khác nhau. Do đó, trình độ của nhân viên kế tốn rất quan trọng trong ứng dụng một hệ thống quản trị tại doanh nghiệp, cụ thể là ứng dụng công cụ BSC. Ismail & King (2007) cũng đã chỉ ra rằng, trình độ của kế tốn viên càng cao thì khả năng vận dụng thành cơng kế tốn quản trị nói chung và BSC nói riêng trong doanh nghiệp càng cao. Vì vậy, tác giả mong muốn kiểm định nhân tố trình độ của kế tốn viên có ảnh hưởng đến ứng dụng BSC hay không và đo lường mức độ tác động của nhân tố này đến khả năng ứng dụng thành công BSC trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)