Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả sau khi trao đổi với chuyên gia, tác giả nhận được sự chấp nhận giữ lại tất cả 6 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc trong mơ hình, biểu hiện đo của từng biến trong mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các DNSX ở TP.HCM được tổng hợp như sau:

Quy mô doanh nghiệp: Ý kiến trao đổi từ các chuyên gia đồng thuận giữ lại biến quy mô doanh nghiệp tương ứng với giả thuyết H1 và biến này được đo lường thông qua việc thể hiện mức độ đồng ý với 3 biểu hiện đo sau: liệu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp càng lớn làm tăng khả năng ứng dụng BSC không; liệu tổng tài sản của doanh nghiệp càng lớn làm tăng khả năng ứng dụng BSC không; liệu số lượng nhân viên của doanh nghiệp càng lớn làm tăng khả năng ứng dụng BSC không. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoque & James (2000): Quy mô doanh nghiệp biểu hiện thông qua ba yếu tố: doanh thu hàng năm, tổng tài sản và tổng số lượng nhân viên trong doanh nghiệp.

Nhận thức của cấp quản lý về BSC: Kết quả ý kiến chuyên gia đồng thuận giữ lại biến này cũng chính là giữ lại giả thuyết H2, biến quan sát dùng để đo lường biến nhận thức của cấp quản lý về BSC gồm: nhà quản lý đánh giá cao về tính hữu ích của BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC, nhà quản lý có sự hiểu biết về BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC, nhà quản lý có nhu cầu cao về việc vận dụng BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC, nhà quản lý chấp nhận mức phí cao khi tổ chức vận dụng BSC làm tăng khả năng vận dụng BSC. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Koske & Muturi (2015) đã cho thấy rằng năng lực và sự sáng tạo của nhà quản lý doanh nghiệp như là một động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Họ cho thấy rằng vai trò của nhà quản lý là nền tảng cho việc áp dụng các hệ thống mới. Tương tự, Shutibhinyo (2014) cũng đã khẳng định có mối quan hệ tích cực giữa nhận thức của cấp quản lý đến ứng dụng BSC.

Chiến lược kinh doanh: kết quả ý kiến chuyên gia đồng thuận giữ lại biến này trong mơ hình nghiên cứu tương ứng giữ lại giả thuyết H3 và biến chiến lược kinh doanh được đo lường thông qua việc thể hiện mức độ đồng ý với 4 biểu hiện đo sau: doanh nghiệp chú trọng đến thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp tập trung chiến lược sản xuất sản phẩm mới đi với dịch vụ hậu mãi chất lượng cao, doanh nghiệp tập trung chiến lược sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng làm tăng khả năng ứng dụng BSC. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Porter (1980), chiến lược kinh doanh là một sự tìm kiếm cho một vị trí cạnh tranh thuận lợi trong một ngành công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược kinh doanh khác nhau như: chiến lược sản phẩm khác biệt, chiến lược dẫn đầu về chi phí hay chiến lược tăng trưởng doanh thu,…

Chi phí thực hiện BSC: kết quả ý kiến chuyên gia đồng thuận giữ lại biến này trong mơ hình nghiên cứu tương ứng giữ lại giả thuyết H4 và biến chi phí thực hiện BSC được đo lường thơng qua việc thể hiện mức độ đồng ý với 4 biểu hiện đo sau: doanh nghiệp phân tích sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích thực hiện BSC khi đưa ra quyết định ứng dụng, chi phí đào tạo thực hiện BSC, chi phí để đầu tư cơng nghệ đáp ứng cho việc thực hiện BSC, chi phí tư vấn bởi việc thuê tổ chức/chuyên gia đáp ứng cho việc thực hiện BSC càng thấp càng làm gia tăng khả năng ứng dụng BSC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Koske & Muturi (2015), chi phí tổ chức thực hiện đóng vai trị nhất định trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định vận hành hệ thống quản trị mới bất kỳ và nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016), nếu mỗi doanh nghiệp lập dự tốn hợp lý chi phí sẽ đầu tư thì tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp càng tăng.

Trình độ của kế tốn viên: Kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia đồng thuận giữ lại biến này tương ứng giữ lại giả thuyết H5 và biến trình độ của kế tốn viên được đo lường thông qua việc thể hiện mức độ đồng ý với 4 biểu hiện đo sau: kế tốn viên có trình độ trung cấp, cao đẳng nghề làm tăng khả năng ứng dụng BSC, nhân viên kế tốn có trình độ từ cử nhân kế tốn trở lên làm tăng khả năng vận dụng

BSC, kế tốn viên có chứng chỉ kế tốn chun nghiệp trong nước (kế tốn trưởng, giám đốc tài chính, …) và kế tốn viên có các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA, …) làm tăng khả năng ứng dụng BSC. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Ismail & King (2007) cũng đã chỉ ra rằng, trình độ của kế tốn viên càng cao thì khả năng vận dụng thành cơng kế tốn quản trị nói chung và BSC nói riêng trong doanh nghiệp càng cao.

Mức độ áp lực cạnh tranh: kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia đồng thuận giữu lại biến này tương ứng giữ lại giả thuyết H6 của mơ hình nghiên cứu, biến mức độ áp lực cạnh tranh được đo lường thông qua việc thể hiện mức độ đồng ý với 7 biểu hiện đo sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về các kênh bán hàng và phân phối sản phẩm, cạnh tranh về chất lượng và chủng loại sản phẩm, cạnh tranh về thị phần, cạnh tranh liên quan đến dịch vụ khách hàng, số lượng đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường, hành động của đối thủ cạnh tranh làm gia tăng khả năng ứng dụng BSC. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Maiga và Jacobs (2003), BSC được thực hiện để đáp ứng với môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, các tài liệu về phương pháp BSC đã cho thấy mức độ cạnh tranh là yếu tố trọng tâm nhất có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng phương pháp tiếp cận BSC (Hoque và James, 2000; Malmi, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)