CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.2. Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
5.2.2 Về mặt lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu này đề cập đến các khái niệm về các thành phần của động cơ tiêu khiển trong mua sắm và thuộc tính của các trung tâm thương mại. Trong đó, các khái niệm của động cơ tiêu khiển trong mua sắm qua nghiên cứu rút ra gồm: NIỀM VUI MUA SẮM (AS); TÌM KIẾM THƠNG TIN, XU HƯỚNG MỚI (IS); THƯ GIÃN TRONG MUA SẮM (GS); TÌM KIẾM GIÁ TRỊ TRONG MUA SẮM (VS). Các thành phần về thuộc tính của trung tâm thương mại gồm có: SỰ THUẬN TIỆN (CS); HÀNG HÓA ĐA DẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG (DS); HIỆN ĐẠI VÀ TIỆN NGHI (MS); DỊCH VỤ (NHÂN VIÊN & CHÍNH SÁCH) (SS).
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta hiểu biết rỏ hơn về vai trò của các thành phần trong động cơ tiêu khiển trong mua sắm tác động đến lòng trung thành của khách hàng. Thêm vào đó, kết quả cho thấy sự tác động của các thành phần về thuộc tính các trung tâm tương mại đến lịng trung thành của khách hàng. Qua sự phân tích hai mơ hình được đề cập ở chương 4 ta nhận thấy rằng về mặt tác động thì các thành
phần về thuộc tính của trung tâm thương mại có tác động mạnh hơn các thành phần của động cơ tiêu khiển trong mua sắm đến lòng trung thành của khách hàng (R2 hiệu chỉnh của SCA là 0,725 > R2 hiệu chỉnh của HMS là 0,582). Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng mua sắm tại các trung tâm thương mại thành phố Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến yếu tố thuộc tính của các trung tâm thương mại hơn là yếu tố tiêu khiển.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cịn cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm khách hàng tuổi trẻ (độ tuổi 16-30) và nhóm lớn tuổi (>30 tuổi), nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp đến lịng trung thành của khách hàng. Cụ thể là nhóm thu nhập cao và lớn tuổi là nhóm khách hàng trung thành với các trung tâm thương mại nhiều hơn so với các nhóm cịn lại.