Mơ hình phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 32)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mơ hình phân tích hồi quy

tính (LPM), mơ hình logit và mơ hình probit. Nhược điểm của mơ hình LPM là khi biến phụ thuộc Y mang các giá trị 1 và 0, khi thay các giá trị X khác nhau, sẽ có thể có các giá trị lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 0. Như vậy, sẽ không phù hợp với giá trị Y bằng 1 hoặc bằng 0.

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp OLS khi biến phụ thuộc mang giá trị 0 và 1 (biến phụ thuộc giới hạn và định tính), chúng ta xem xét một mơ hình khác. Đó là mơ hình hàm phân phối tích lũy với hai dạng hàm probit và logit, sự khác nhau cơ bản của hai dạng hàm này là hàm probit có độ dốc cao hơn hàm logit.

Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm và các kết quả nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa hành vi xuất khẩu và năng suất của doanh nghiệp được xây dựng theo mơ hình probit thực nghiệm, trong đó hành vi xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều biến quan sát và đặc tính của các doanh nghiệp. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu chéo được thu thập trong năm 2009 và 2010 và mơ hình đưa ra là mơ hình phi tuyến nên phương pháp hồi quy sử dụng cho mơ hình là phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (Maximum likelihood estimation). Với mục tiêu nghiên cứu là tìm tác động của TFP đến khả năng tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp nên tác giả sử dụng mơ hình kinh tế lượng như sau:

P(Yit=1) = F (TFPt-1, sizet-1, RDt-1, ageit , wagesit1, vdtit-1, LHDNit, Dseit, Dlocalit ) (3.5)

Với i là kí hiệu cho doanh nghiệp i và t là kí hiệu cho năm.

Các biến độc lập trong mơ hình (3.5) đã được Greenaway, D. và Kneller, R (2004), Jame & Mansury (2007), Arnold, J, M. và Hussinger, K. (2005) Bernard and Wagner (1997) sử dụng làm các biến chính trong mơ hình phân tích hồi quy cho nghiên cứu của họ. Với F là hàm phân phối tích lũy, TFP là biến năng suất của

doanh nghiệp, size đại diện cho quy mô của doanh nghiệp chính là logarit của số

lượng lao động trong doanh nghiệp, RD là biến giả cho biết doanh nghiệp có đầu tư vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hay không, Age là độ tuổi của doanh

nghiệp, wage là mức lương trung bình của nhân viên hằng năm trong doanh nghiệp,

vdt là biến về mức độ đầu tư của doanh nghiệp, Dlocal là biến giả về vị trí hoạt động của doanh nghiệp, Dse là biến giả về ngành của doanh nghiệp, LHNN là biến

giả mơ tả loại hình doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó có vốn đầu tư nước ngồi. Vì ở bài này tác giả muốn nghiên cứu về tỷ lệ (hoặc khả năng) tham gia thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nên các biến trong mơ hình sẽ có độ trễ t=1.

3.4 Giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến xuất khẩu trong mơ hình hồi quy

3.4.1 Biến phụ thuộc Xuất khẩu là biến nhị phân cho biết doanh nghiệp i

trong năm t có xuất khẩu hay khơng (1: có xuất khẩu, 0: không xuất khẩu). Để xác định doanh nghiệp có xuất khẩu hay khơng tác giả dựa trên thơng tin về thuế xuất khẩu phải nộp cho nhà nước hằng năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cho là xuất khẩu năm t nếu nó có phát sinh thuế xuất khẩu phải nộp cho nhà nước năm đó.

3.4.2 Biến độc lập (biến giải thích)

Năng suất nhân tố tổng hợp TFP:

Biến TFP được kì vọng là sẽ có tác động dương đến xuất khẩu và mức độ tác động sẽ cao hơn các doanh nghiệp khơng xuất khẩu. Dựa trên những kết quả tính tốn TFP này, hy vọng rằng năng suất là yếu tố quan trọng trong quyết định tham gia vào thị trường nước ngồi của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dệt may ở Việt Nam

Quy mô doanh nghiệp (Size):

Theo một số nghiên cứu như của Bernard và cộng sự (1999), Arnold J M và Hussinger K (2005) họ dùng số lượng nhân công trong doanh nghiệp để diễn tả cho quy mơ của doanh nghiệp, theo đó thì số lượng nhân viên trong doanh nghiệp xuất khẩu thường cao hơn doanh nghiệp không xuất khẩu, và những doanh nghiệp lớn hơn thường có số lượng nhân viên hay cơng nhân nhiều hơn. Chính vì vậy mà tác giả cũng sẽ dùng biến này đại diện cho qui mô của một doanh nghiệp và nó có thể giảm đi tính sai lệch trong mẫu của doanh nghiệp. Theo lý thuyết về tính kinh tế theo qui mô, khi doanh nghiệp mở rộng qui mơ sản xuất thì sẽ giúp giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi mở rộng sản xuất, đồng nghĩa doanh nghiệp đầu tư cải tiến cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Vì vậy, qui mơ sản xuất

của doanh nghiệp được kỳ vọng tác động tích cực đến việc tham gia thị trường xuất khẩu.

Chi phí trong nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (RD):

Gourlay và cộng sự (2005) nghiên cứu các yếu tố quyết định hành vi xuất khẩu đối với hơn 1000 doanh nghiệp dịch vụ Vương quốc Anh trong giai đoạn 1988-2001 dữ liệu bảng. Họ nhận ra rằng quy mô doanh nghiệp và cường độ R&D (chi phí R&D như là một tỷ lệ phần trăm doanh thu) cả hai đều có một tác động tích cực đến hoạt động tham gia xuất khẩu.

Trong mơ hình lý thuyết, năng suất của một doanh nghiệp phát triển theo thời gian phụ thuộc vào năng suất ban đầu, đầu tư hiện tại trong R&D, đào tạo công nhân, và kinh nghiệm về thị trường xuất khẩu. Mỗi doanh nghiệp đưa ra quyết định ở lại đi vào hoạt động, đầu tư vào R&D và tham gia vào thị trường xuất khẩu thì những quyết định này bị ảnh hưởng bởi mức độ năng suất ban đầu của doanh nghiệp. Aw, B,Y. và cộng sự (2007) tìm thấy một mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa và mạnh mẽ giữa sự tham gia thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp và năng suất trong tương lai và hiệu quả mối quan hệ này là lớn hơn nếu doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào R&D. Khi nghiên cứu trường hợp thực nghiệm của các ngành công nghiệp Đài Loan các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ công nghệ được chuyển giao từ các khách hàng nước ngoài của họ, và việc chuyển giao này được tăng cường nếu doanh nghiệp đồng thời làm cho các khoản đầu tư của mình được gia tăng để cải thiện khả năng tiếp thu công nghệ mới. Trong trường hợp này, người ta các nhà nghiên cứu đã cho rằng hai công cụ đã tăng cường các kiến thức cơ bản của doanh nghiệp là thị trường xuất khẩu với địa chỉ liên lạc với khách hàng là các nước phát triển và đầu tư vào R&D sẽ cung cấp cho họ khả năng hấp thụ và sử dụng công nghệ mới hoặc ý tưởng mà họ đạt được từ hệ thống buốn bán với khách hàng nước ngoài của họ.

Trong nghiên cứu này, để phù hợp với bộ số liệu của nước ta, biến RD được xác định là một biến giả: bằng 1 nếu doanh nghiệp có chi phí nghiên cứu và phát triển và bằng 0 thì ngược lại. Với mong đợi rằng những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ

có tỷ lệ R&D cao hơn và tác động dương đến quyết định tham gia vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

Tuổi của doanh nghiệp (Age):

Tuổi của doanh nghiệp là một vấn đề liên quan đến một số biến khác đang hiện diện trong mơ hình như: size, wage TFP. Ngồi ra, một cơng ty khơng có

khả năng đạt được nhiều kinh nghiệm khi nó đã đạt đến một ngưỡng tuổi nhất định hoặc đối với các cơng ty tương đối trẻ thì tuổi tác có thể là quan trọng theo Arnold, J, M. và Hussinger, K. (2005). Kết quả nghiên cứu của Arnold, J, M. và Hussinger, K. (2005) và James & Mansury (2007) cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu có độ tuổi trung bình cao hơn và có tác động dương đến khả năng tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã chọn biến này trong mơ hình phân tích hồi quy và kỳ vọng nó có tác động tích cực đến biến phụ thuộc.

Vốn đầu tư (VDT):

Vốn đầu tư là biến đại diện cho cường độ đầu tư được xác định bằng tỷ lệ vốn đầu tư hằng năm trên doanh thu của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Love & Mansury (2007), Aw và cộng sự (2007) thì cường độ vốn có tác động tích cực đến khả năng tham gia xuất khẩu. Một doanh nghiệp với cường độ vốn đầu tư cao hơn các doanh nghiệp khác cho thấy rằng doanh nghiệp đó muốn đầu tư về tài sản hoặc công nghệ để nâng cao năng suất của họ, và điều này có ảnh hưởng một cách đáng kể đến quyết định của họ có tham gia vào thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy, tác giả kì vọng biến vdt sẽ có tác động dương đến khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp (LHNN):

Xuất phát từ thực tế ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đó là phải kể đến sự đóng góp cao và ngày càng tăng của các doanh nghiệp FDI trong giá trị xuất khẩu. Theo số liệu thống kê trong năm 2013 cũng như 2 tháng đầu năm 2014 đều cho thấy tỷ trọng xuất khẩu nghiêng hẳn về phía các doanh nghiệp FDI với hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy mà tác giả muốn xem xét yếu tố về

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có thực sự tác động mạnh mẽ đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may hay khơng

Về mức lương trung bình của cơng nhân trong DN (Wage).

Ở nghiên cứu của David Greenaway và Richar Kneller (2004) thì những doanh nghiệp xuất khẩu có quy mơ lớn thì mức lương trung bình cho nhân viên càng cao; Bennard và Jensen (2004) kết luận rằng mức lương trung bình là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tham gia xuất khẩu của các DN ở Hoa Kỳ. Một doanh nghiệp với mức lương trung bình cao thể hiện sự tập trung đầu tư cho các cơng nhân có kĩ năng và tay nghề theo Arnold J M và Hussinger K (2005). Như vậy các doanh nghiệp có năng suất cao hơn sẽ có một mức lương trung bình cao và có khả năng tác động tới cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp họ. Với mong đợi rằng biến tiền lương sẽ có tác động dương đến biến xuất khẩu nên tác giả đưa vào phương trình hồi quy của nghiên cứu này.

Biến giả đại diện cho ngành sản xuất của các doanh nghiệp (Dse).

Các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây như: Castellani, D (2001), Ferragina và Quintieri (2000) và Saladini (1997), Bernard and Wagner (1997) đều sử dụng các biến giả về ngành trong các bài nghiên cứu của họ. Với biến này có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định xem những ngành nào đang chiếm ưu thế với lượng doanh thu cao và thường phân bổ ở khu vực nào, tùy theo địa phương mà người làm nghiên cứu muốn nhắm đến có ảnh hướng đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Sử dụng 2 biến giả cho 3 nhóm ngành nhỏ trong ngành dệt may bao gồm ngành sản xuất sợi, ngành dệt và ngành sản xuất trang phục.

Biến giả về địa phương của doanh nghiệp (Dlocal).

Castellani, D(2001) cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hoặc nằm trong các khu vực ít tiến tiến hơn thì khó có khả năng học hỏi từ các hoạt động nước ngoài, dẫn đến khả năng tiếp cận các phương thức để gia nhập vào thị trường xuất khẩu kém hơn các doanh nghiệp còn lại.

Đồng Bằng sơng Hồng và các khu vực cịn lại. Dlocal1 =1 nếu doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ, Dlocal2 = 1 nếu doanh nghiệp ở khu vực Đồng Bằng sơng Hồng. Vì phần lớn các doanh nghiệp được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%), trong đó hai khu vực tập trung đơng doanh nghiệp nhất là khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng Bằng sông Hồng (Báo cáo ngành dệt may Việt Nam,2014). Tác giả muốn xem biến địa phương có tác động mạnh đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp hay khơng.

Bảng 3.1: Tóm tắt và định nghĩa các biến

Loại Tên Định nghĩa Đo lƣờng

Dấu hệ số kỳ vọng Biến phụ thuộc Y Hành vi xuất khẩu của DN

1: nếu DN có tham gia xuất

khẩu, ngược lại là 0 N/A

Biến độc lập

TFP Năng suất nhân tố tổng hợp

Đo lường dựa vào đầu vào và

đầu ra của doanh nghiệp +

Size Quy mô doanh

nghiệp

Logarit số lượng lao động

trong doanh nghiệp +

RD

Khả năng nghiên cứu và phát triển cùa DN

RD = 1 nếu Doanh nghiệp có

chi phí cho nghiên cứu và phát triển, bằng 0 nếu ngược lại.

+

Vdt Mức độ đầu tư của

doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư trong năm của doanh nghiệp chia cho doanh thu thuần từ hoạt động SXKD

+

Wage Tiền lương trung

bình

Tiền lương trung bình hằng

năm của lao động trong DN +

Age Tuổi của doanh

nghiệp

Tuổi trung bình của các doanh nghiệp, tính từ năm thành lập tới thời điểm của bộ số liệu

+

LHNN Loại hình doanh

nghiệp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. LHNN=1 nếu doanh nghiệp đó có vốn đầu tư nước ngồi, ngược lại bằng 0.

+

Dse Ngành

Biến giả gồm 3 phân ngành trong ngành sản xuất dệt mayVN: Dse1 ngành sx trang phục, Dse2 ngành Dệt, ngành sx sợi là biến cơ sở

+

Dlocal Địa phương

Biến giả cho 3 khu vực: khu vực Đông Nam Bộ Dlocal1, khu vực Đồng bằng sơng Hồng Dlocal2 và khu vực cịn lại là biến cơ sở.

CHƢƠNG 4: HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Sau khi trình bày các ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, xem xét lại các nghiên cứu thực nghiệm, các lý thuyết nền của các nghiên cứu liên quan đến bài viết và đưa ra được mơ hình nghiên cứu cho đề tài. Đến chương này, sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mơ tả và phân tích hồi quy với phương pháp đã được tác giả nêu ra ở chương trước.

4.1 Đánh giá hiện trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

Cơng nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam ít nhất từ một thế kỷ nay, cịn những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ lâu hơn nhiều. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành cơng nghiệp này bắt đầu từ khi Khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889.

Theo số liệu thống kê của VITAS năm 2013 thì 20 năm trở lại đây ngành đã liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hằng năm. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp (phụ lục1).

Với lợi thế ổn định về chính trị, xã hội và nguồn lao động, ngành Dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt khi các hiệp định thương mại Đối tác xuyên Chấu Á - Thái Bình Dương (TTP), Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (FTA) được kí kết trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Cơng Thương dự kiên đạt khoảng 10%-12%/năm.

Số liệu của VITAS (2014) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam có khuynh hướng tăng qua các năm, trong đó hai mặt hàng chính của ngành là dệt-may mặc và xơ sợi đều đạt mức tăng trưởng khá. Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam theo sau là thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May (phụ lục 2), sản xuất theo phương thức gia cơng đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp. Phần lớn các doanh nghiệp được đặt tại miền Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)