Đánh giá hiện trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 40 - 45)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá hiện trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

Cơng nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam ít nhất từ một thế kỷ nay, cịn những hoạt động thủ cơng truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ lâu hơn nhiều. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp này bắt đầu từ khi Khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889.

Theo số liệu thống kê của VITAS năm 2013 thì 20 năm trở lại đây ngành đã liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hằng năm. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp (phụ lục1).

Với lợi thế ổn định về chính trị, xã hội và nguồn lao động, ngành Dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt khi các hiệp định thương mại Đối tác xuyên Chấu Á - Thái Bình Dương (TTP), Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (FTA) được kí kết trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Công Thương dự kiên đạt khoảng 10%-12%/năm.

Số liệu của VITAS (2014) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam có khuynh hướng tăng qua các năm, trong đó hai mặt hàng chính của ngành là dệt-may mặc và xơ sợi đều đạt mức tăng trưởng khá. Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam theo sau là thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May (phụ lục 2), sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng còn thấp. Phần lớn các doanh nghiệp được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó, các doanh nghiệp may chiếm tỷ trọng lớn (70%), còn lại là các doanh nghiệp dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%). Ngồi ra, phải kể đến sự đóng góp cao và ngày càng tăng của các doanh nghiệp FDI trong giá trị xuất khẩu nên tỷ trọng xuất khẩu nghiêng hẳn về phía các doanh nghiệp FDI với hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013. (Báo cáo ngành dệt may Việt Nam, 2014)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dệt may còn phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức khi hội nhập sâu với thị trường quốc tế: sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu, các rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn, nhất là từ Hoa Kỳ với các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môi trường…

Những bất lợi kể trên là do ngành dệt may của nước ta vẫn đang còn nhiều bất cập như sau :

Thứ nhất, năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực

tế vẫn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế. Tay nghề cơng nhân cịn thấp, việc đào tạo chuyên gia kỹ thuật và thiết kế mẫu còn chưa theo kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi phát triển của ngành. Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của tồn ngành

hầu hết cũng tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của ngành. Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động tồn ngành thì đó là một con số q khiêm tốn – hơn 4% (Bích Thu, 2005) Tuy là ngành sử dụng nhiều nhân công, nhưng một tỷ lệ lao động có trình độ như vậy đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá là quá thấp. Về năng suất lao động, cả kéo sợi, dệt thoi và may mặc của ta đều có năng suất lao động cịn thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc - năng suất lao động bình quân của một lao động ngành may Việt Nam chỉ đạt 7 cái áo/ngày trong khi Trung Quốc 16 cái áo/ngày và Nhật thì 32 cái áo/ngày (Yến Tuyết, 2012)

Trước đây, Việt Nam vẫn được coi là có lợi thế về giá nhân cơng rẻ, nhưng hiện nay tình trạng người lao động khơng cịn thiết tha với ngành dệt may đã trở nên phổ biến. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho giá lao động tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn. Chi phí lao động dệt may Việt Nam vẫn cao hơn lương công nhân của một số vùng nơng thơn Trung Quốc do đó đây khơng cịn là lợi thế của ngành dệt may Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp không ngại đầu tư mở rộng năng lực sản xuất nhưng điều khiến họ chùng tay là lao động ngành dệt may vừa thiếu lại vừa yếu. Nếu khơng có những biện pháp căn cơ hơn để thúc đẩy đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân ngành dệt may thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất và khả năng thu hút đầu tư của ngành.

Thứ hai, một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy cơng nghiệp

dệt may có đủ tiềm lực phát triển là phấn đấu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa. Tỷ lệ nội địa hóa càng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cho ngành Dệt may và giảm sự lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Tuy vậy, vấn đề nội địa hóa vẫn là một chặng đường còn rất xa đối với ngành dệt may Việt Nam. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa năm 2008 là 40% nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở mức xấp xỉ 50%.

Thứ ba, có một tình trạng đáng báo động hiện nay đó là tình trạng nhiều

hàng Trung Quốc, Thái Lan được nhập khẩu trốn thuế, giá bán rất thấp làm khuynh đảo cả hàng nội địa ngay trên sân nhà. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng (Bộ Thương mại và Tổng công ty dệt may Việt Nam) các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện có thể đáp ứng đến 80% nhu cầu nội địa, khoảng 10% được phép nhập khẩu nhằm thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao gồm các loại quần áo thời trang cao cấp của Hoa Kỳ, Anh, Ý, Pháp… Tuy nhiên, vấn đề là 80% nhu cầu đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập khẩu trái phép. Chính vì lý do này đã làm giảm năng suất của các doanh nghiệp trong nước do nhu cầu trong nước bị giảm sút, không sử dụng tối ưu và phát huy tối đa các nguồn lực.

Thứ tư, theo đánh giá của VITAS, mặc dù đạt doanh thu lớn nhưng giá trị gia

tăng trong nước của ngành Dệt may không nhiều do lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương thức gia cơng, ta có thể dễ dàng nhận ra chênh lệch này trong hình 4.1. Thực tế cho thấy Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu cho công nghiệp dệt, mặc dù Việt Nam có điều kiện để phát triển bông xơ, dâu tằm, đay gai... Mặt khác, Việt Nam cũng chưa đầu tư phát triển ngành cơ khí với mục tiêu nội địa hóa những thiết bị cho cơng nghiệp dệt may; màu nhuộm và hóa chất khác... dệt may phải sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn, nhưng chưa được đầu tư đúng mức để nghiên cứu sản xuất. Do đó nguyên liệu, phụ kiện, hóa chất... và hầu hết máy móc thiết bị cho dệt may của Việt Nam đều gần như phải trông chờ vào nguồn nhập ngoại, (Tạp chí tài chính doanh nghiệp, 2007). Một vài số liệu cụ thể cho thấy: hiện nay ngành mới chỉ đáp ứng được cho sản xuất trong nước là: năm 2012 chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông cho ngành sợi (Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam, 2014), 48% nhu cầu vải, nguyên phụ liệu nhập 34%... hơn thế nữa ngay cả nhiều mẫu mã thiết kế cũng phải nhập ngoại (Báo cáo ngành Dệt may, 2014).Vì vậy mà Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nước cung cấp nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ dệt may trong khu vực và thế giới. Đồng

thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang là những đơn vị gia công lớn cho các công ty nước ngồi.

Nguồn: VITAS 2/2014

Hình 4.1: Nhập khẩu ngun liệu và xuất khẩu dệt may

Thứ năm, chưa chủ động trong nghiên cứu thị trường và thiết kế các mẫu mã

thời trang theo thị hiếu của người tiêu dùng, hàng bán nội địa phần lớn vẫn sản xuất theo mẫu “truyền thống”. Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại (Gereffi và Memodovic, 2003 [dẫn trong Đặng (2012)]). Tuy nhiên, theo Bảng 4.1 tỷ trọng ngành may là cao nhất (70%) thì ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay gần như chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất, đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% (Jocelyn Trần, 2011[dẫn trong Đặng (2012)]) và theo như các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của

chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối lẻ ở khâu thương mại hóa1. Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may ở số lượng lớn, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu may trong khu vực, hầu như không thực hiện quá trình thiết kế và khơng có khả năng tự thiết kế và xây dựng thương hiệu.

Bảng 4.1 Tỷ trọng các nhóm ngành trong ngành dệt may Nhóm ngành Tỷ trọng Nhóm ngành Tỷ trọng Ngành công nghiệp hỗ trợ 3% Kéo sợi 6% Dệt 17% Nhuộm 4% May 70% Nguồn: VITAS 3/2013

Có thể nói rằng, những hạn chế trên chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất của ngành Dệt may Việt Nam trở nên kém phát triển hơn so với các nước trong khu vực. Nói cách khác là do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, thiếu thông tin thị trường và khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành chưa cao nên việc nâng cao năng suất cho ngành tỏ ra khó khăn với các Doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 40 - 45)