.1 Tỷ trọng các nhóm ngành trong ngành dệt may

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 45 - 47)

Nhóm ngành Tỷ trọng Ngành cơng nghiệp hỗ trợ 3% Kéo sợi 6% Dệt 17% Nhuộm 4% May 70% Nguồn: VITAS 3/2013

Có thể nói rằng, những hạn chế trên chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất của ngành Dệt may Việt Nam trở nên kém phát triển hơn so với các nước trong khu vực. Nói cách khác là do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, thiếu thông tin thị trường và khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành chưa cao nên việc nâng cao năng suất cho ngành tỏ ra khó khăn với các Doanh nghiệp Việt Nam.

4.2 Kết quả tính tốn TFP:

Dữ liệu cho nghiên cứu này được cung cấp bởi Tổng Cục Thống kê Việt Nam, bao gồm gần 5000 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực trong ngành dệt may trên toàn quốc trong mỗi năm. Cụ thể năm 2009 có 4732 doanh nghiệp tham gia trả lời phỏng vấn và con số này tăng lên là 5450 doanh nghiệp trong năm 2010. Bộ dữ liệu bao gồm dữ liệu chi tiết về tài sản, kết quả quả kinh doanh và số lượng người lao động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp báo cáo thiếu dữ liệu hoặc dữ liệu báo cáo khơng hợp lý (ví dụ như thiếu dữ liệu về tài sản cố định, tài sản cố định âm, số lao động cuối kỳ bằng không,…) nên những quan sát này cần bị loại khỏi bộ dữ liệu. Ngồi ra, một số doanh nghiệp tuy có báo cáo dữ liệu về tài sản

1 Hồ Tuấn, Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị, Tạp chí Cơng nghiệp,

cố định, số người lao động,… nhưng dữ liệu báo cáo không đầy đủ. Điều này sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về năng suất lao động, năng suất vốn cũng như năng suất TFP. Để hạn chế ảnh hưởng của các sai lệch này, tác giả quyết định loại bỏ các quan sát “outliers” dựa trên những phân tích sau đây:

Khi doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ vốn (tài sản cố định) thì lợi nhuận trên vốn sẽ rất cao nếu lợi nhuận dương, và sẽ rất thấp nếu lợi nhuận âm. Vì vậy, sẽ loại 0.1% các quan sát có tỷ suất lợi nhuận trên vốn lớn nhất hay nhỏ nhất.

Khi doanh nghiệp không báo đầy đủ doanh thu thì tỷ số lợi nhuận biên (lợi nhuận trên doanh thu) sẽ có xu hướng quá lớn (nếu doanh nghiệp có lợi nhuận dương) hoặc quá nhỏ (nếu doanh nghiệp bị lỗ). Để tránh tình trạng này, 1% những doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận biên nhỏ nhất và 0.1% doanh nghiệp có lợi nhuận biên lớn nhất sẽ bị loại khỏi bộ số liệu.

Khi doanh nghiệp báo cáo không đầy đủ quĩ lương người lao động thì lương bình quân của người lao động có thể bị quá thấp. Ngược lại nếu doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ số lượng người lao động thì lương bình quân sẽ rất cao. Vì vậy, loại 1% số quan sát có lương bình quân thấp nhất và các quan sát có lương bình qn cao hơn 20 triệu/ tháng

Khi doanh nghiệp báo cáo không đầy đủ vốn (TSCĐ) hoặc cực biên thì tỷ lệ vốn/đầu người lao động sẽ nhỏ. Vì vậy 1% quan sát có tỷ lệ vốn/lao động thấp sẽ bị loại bỏ.

Các doanh nghiệp được cho là xuất khẩu nếu trong năm 2010 doanh nghiệp đó có phát sinh thuế xuất nhập khẩu phải nộp cho nhà nước.

Sau khi loại bỏ các doanh nghiệp khơng hợp lệ thì bộ dữ liệu năm 2009 cịn 1209 quan sát và khi tính tốn giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thì có những doanh nghiệp có giá trị âm, nên tác giả tiếp tục loại những giá trị này khỏi bộ số liệu và giá trị mẫu còn lại là 832 quan sát. Tuy chỉ còn khoảng 25% so với bộ số liệu gốc, nhưng những quan sát này có tính tin cậy cao và có thể dùng để phân tích hồi quy.

Dựa trên bộ số liệu khảo sát doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2008-2010, tác giả tính tốn các giá trị trung bình trong năm 2009 và 2010 theo các biến độc lập của mơ hình và kết quả theo bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp đến xuất khẩu, trương hợp ngành dệt may việt nam (Trang 45 - 47)