Khái quát về sở hữu quản lý, cấu trúc vốn và giá trị công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng sở hữu của quản lý đến giá trị công ty thông qua cấu trúc vốn, bằng chứng các công ty phi tài chính niêm yết tại việt nam (2007 – 2015) (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.3. Các nghiên cứu trước đầy về sở hữu của quản lý, cấu trúc vốn và giá trị công ty

2.3.1. Khái quát về sở hữu quản lý, cấu trúc vốn và giá trị công ty

Trước khi đi vào tìm hiểu các nghiên cứu trước đây tác giả tiến hành giải thích một vài thuật ngữ liên quan:

Sở hữu quản lý là tỷ lệ phần trăm của cổ phần trong nội bộ và cổ đông lớn (block

holders), người trong tổ chức được định nghĩa là các nhân viên và Ban quản lý trong cơng ty theo Holderness (2003), trong đó nó có nghĩa. Cho (1998) định nghĩa sở hữu nội bộ là “số cổ phần, không bao gồm quyền chọn, được nắm giữ bởi nhân viên và ban quản lý”. Davies & cộng sự (2005) xem xét sở hữu của quản lý: là cổ

phần trong toàn bộ cổ phiếu nắm giữ của tất cả các thành viên quản lý. Hội đồng quản trị cơng ty có quyền thực hiện, hoặc ít nhất là phê chuẩn, tất cả các chính sách tài chính quan trọng và do đó rất hợp lý khi các thành viên hội đồng quản trị với quyền sở hữu cổ phần thích hợp có động lực để theo dõi và giám sát hiệu quả các quyết định quan trọng trong công ty (Bhagat & Bolton, 2008).

Cấu trúc vốn là tỷ lệ của tất cả các loại như vốn chủ sở hữu, nợ, vốn cổ phần ưu

đãi vv trong tổng nguồn vốn của một cơng ty. Nó được sử dụng đồng thời như là địn bẩy tài chính của cơng ty. Địn bẩy tài chính là mức độ mà một cơng ty sử dụng

tiền vay hoặc nợ vay. Trong quản lý tài chính, lựa chọn cấu trúc vốn là một quyết

định quan trọng và một quyết định quan trọng trong kinh doanh. Đã có nhiều định nghĩa tương đương về tỷ lệ đòn bẩy trong các tài liệu nghiên cứu. Sự khác nhau này là do việc sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường cũng như do việc xem xét tổng nợ hay nợ dài hạn. Giá trị thị trường sẽ phụ thuộc vào cơ hội tăng trưởng của công ty trong tương lai. Giá trị sổ sách là giá trị quá khứ được thể hiện trên sổ sách kế toán. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng tỷ lệ đòn bẩy (được xác định giá trị sổ sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản) đại diện cho cấu trúc vốn của công ty.

Giá trị công ty là thước đo tổng giá trị của một công ty, thường được sử dụng như

một sự thay thế tồn diện hơn đối với vốn hóa thị trường vốn cổ phần. Mức vốn hóa thị trường của một công ty chỉ đơn giản là giá cổ phiếu nhân với số cổ phần của một công ty. Giá trị doanh nghiệp còn được hiểu là biến số đại diện cho tồn bộ giá trị kinh tế của một cơng ty. Cụ thể hơn, nó là một thước đo giá giá trị sở hữu lý thuyết mà một nhà đầu tư sẽ phải trả để có được một cơng ty cụ thể. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ số Tobin’s Q đại diện cho giá trị của công ty. Tobin’s Q có thể hình dung việc liệu rằng giá trị của một cơng ty có lớn hơn chi phí tài sản được địi hỏi để tạo ra dịng tiền hay không (Hovey & cộng sự, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng sở hữu của quản lý đến giá trị công ty thông qua cấu trúc vốn, bằng chứng các công ty phi tài chính niêm yết tại việt nam (2007 – 2015) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)