CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.2. Định nghĩa các biến nghiên cứu
Sở hữu của quản lý – Managerial Ownership (viết tắt MANA):
Thước đo: tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty
Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa Holderness (2003) về sở hữu của quản lý, trong đó nó có nghĩa là tỷ lệ phần trăm của cổ phần trong nội bộ và cổ đông lớn (block holders), người trong tổ chức được định nghĩa là các nhân viên và Ban quản lý trong công ty. Cho (1998) định nghĩa sở hữu nội bộ là “số cổ phần, không bao gồm quyền chọn, được nắm giữ bởi nhân viên và ban quản lý”. Davies & cộng sự (2005) xem xét sở hữu của quản lý: là cổ phần trong toàn bộ cổ phiếu nắm giữ của tất cả các thành viên quản lý. Hội đồng quản trị cơng ty có quyền thực hiện, hoặc ít nhất
là phê chuẩn, tất cả các chính sách tài chính quan trọng và do đó rất hợp lý khi các thành viên hội đồng quản trị với quyền sở hữu cổ phần thích hợp có động lực để theo dõi và giám sát hiệu quả các quyết định quan trọng trong công ty (Bhagat & Bolton, 2008). Do đó, nghiên cứu này sử dụng số cổ phần sở hữu của tất cả các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc là đại diện của sở hữu của quản lý.
Cấu trúc vốn – Capital structure (viết tắt CS):
Thước đo: Tỷ lệ địn bẩy
Có nhiều định nghĩa tương đương về tỷ lệ đòn bẩy trong các tài liệu nghiên cứu. Sự khác nhau này là do việc sử dụng giá trị sổ sách hay giá trị thị trường cũng như do việc xem xét tổng nợ hay nợ dài hạn. Giá trị thị trường sẽ phụ thuộc vào cơ hội tăng trưởng của công ty trong tương lai. Giá trị sổ sách là giá trị quá khứ được thể hiện trên sổ sách kế toán. Số liệu của hai dữ liệu này đều có sẵn hoặc có thể tính tốn dễ dàng từ bảng cân đối kế toán. Tổng nợ cho biết giá trị tuyệt đối của địn bẩy nợ trong cơng ty, trong đó nợ dài hạn cịn cho biết áp lực thanh toán nợ trong tương lai. Để thể hiện cấu trúc nợ của một công ty và để dễ dàng so sánh giữa các công ty, chúng ta nên sử dụng giá trị tương đối. Cụ thể có thể dùng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần (D/E) hoặc, một cách khác, dùng tỷ lệ nợ trên tổng giá trị tài sản (D/A). Hai cách dùng (tỷ lệ phần trăm) là tương đương chỉ là khác nhau về cách thể hiện giá trị. Nếu D/A có giá trị nhỏ hơn 1 thì D/E có thể lớn hơn 1. Ở đây, tác giả sử dùng tỷ lệ D/A để biểu hiện tỷ lệ đòn bẩy trong nghiên cứu.
Giá trị công ty:
Thước đo: Tobin’s Q
Hệ số Tobin’s Q xác định bằng là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản và Tobin’s Q có thể hình dung việc liệu rằng giá trị của một cơng ty có lớn hơn chi phí tài sản được đòi hỏi để tạo ra dòng tiền hay không (Hovey & cộng sự, 2003). Nghiên cứu này sử dụng Tobin’s Q như là đại diện cho giá trị cơng ty, theo các tài liệu tài chính
và kế tốn (Ví dụ, Morck & cộng sự, 1988; McConnell & Servaes, 1990, 1995; Hovey & cộng sự, 2003; Davies & cộng sự, 2005)
Các biến kiểm sốt:
- Leverage Ratio: tỷ lệ địn bẩy được đo bằng tổng nợ trên tổng tài sản - Size: quy mô công ty được đo bằng hàm log của tài sản
- CR5: tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất được đo bằng tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất.
- ROA: tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản được đo bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản.