Năm ROE -Tỷ suất sinh lợi
2002 4.86% 2003 10.41% 2004 15.23% 2005 15.23% 2006 25.31% 2007 17.36% 2008 19.42% 2009 23.45% 2010 20.63% 2011 14.65% 2012 10.60% 2013 10.29% 2014 10.60% 2015 11.76% 2016 14.24%
(Nguồn: dữ liệu được tính tốn từ BCTC của Vietcombank 2002-2016)
Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu thể hiện qua biểu đồ như sau:
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ suất sinh lợi của Vietcombank và tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2002-2016
Hình 3.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi.Ta thấy giai đoạn 2002-2006 tốc độ tăng của tỷ suất sinh lợi khá mạnh và đạt đỉnh vào năm 2006 là 25,31%.Nguyên nhân là do năm 2006 với nhiều điều kiện thuận lợi như: vĩ mơ ổn định, các dịng vốn nước ngoài gia tăng và đặc biệt thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ đã giúp cho ngành ngân hàng có nền tảng phát triển mạnh mẽ.Chính những thuận lợi này đã giúp ROE của Vietcombank đạt đỉnh vào năm 2006 là 25,31%.Năm 2007 thì tỷ suất sinh lợi giảm khá mạnh xuống chỉ còn đạt 17,36% và phục hồi tăng trở lại vào các năm 2008-2009. Điều khá ngạc nhiên là năm 2009 hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và ngành ngân hàng ở hầu hết các nước cũng không ngoại lệ trong khi ngành ngân hàng Việt Nam lại có chiều hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Như đã phân tích ở trên, năm 2009 tăng trưởng tín dụng tăng lên, ROE tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm. Sự tăng này có
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% NPL_Tỷ lệ nợ xấu ROE_Tỷ suất sinh lợi
thể là do hiệu ứng “gói kích cầu” của chính phủ trong năm 2008-2009, cũng có thể do bản thân ngân hàng sử dụng tài sản có hiệu quả hơn trong khủng hoảng.
Từ năm 2010 đến 2013 trước những bất ổn kinh tế toàn cầu, khả năng chống đỡ của ngành ngân hàng giảm xuống. ROE của Vietcombank có xu hướng giảm xuống trong khi nợ xấu ngày càng tăng lên.Giai đoạn 2014-2016 thì ROE của Vietcombank có xu hướng tăng trở lại,tỷ lệ nợ xấu cũng đã được kiểm soát khá tốt.Điều này cho thấy Vietcombank đang đi đúng hướng để trở thành một trong tập đoàn tài chính lớn trong khu vực.
3.3.4 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
Việt Nam đang dần hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế nên dần phải hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế một cách chặt chẽ đồng thời chịu sự tác động của thị trường tài chính tồn cầu và nhành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP buộc các NHTMCP phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình với bước 1 đến hết năm 2008 phải đạt 1000 tỷ đồng và bước 2 phải đạt 3.000 tỷ đồng hạn chót 31/12/2010.
Tăng vốn nhằm giải quyết bài tốn nâng cao năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ để tiếp cận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Vietcombank buộc phải bổ sung thêm vốn nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel; đồng thời thu hẹp khoảng cách về năng lực tài chính, cơng nghệ so với các NHTM trong khu vực; tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần.Trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hang bao gồm vốn tự có và nợ phải trả.Chi tiết dữ liệu tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2002-2016 như sau: