Giai đoạn 2002 đến 2016 là giai đoạn ngành ngân hàng tăng cả về số lượng và quy mô tài sản.Cơ cấu thu nhập chín của các ngân hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu cao ở cả khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng TMCP.Ngân hàng Vietcombank cũng nằm trong số đó.Qua các số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank giai đoạn 2002-2016 thì luận văn sẽ nêu lên thực trạng nợ xấu tại Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu qua số liệu trong bảng dưới đây.
Bảng 3.1 Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank trong giai đoạn 2002-2016.
Năm NPL-Tỷ lệ nợ xấu 2002 6,14% 2003 3,13% 2004 2,71% 2005 3,43% 2006 2,75% 2007 3,29% 2008 4,61% 2009 2,47% 2010 2,91% 2011 1,99% 2012 2,40% 2013 2,70% 2014 2,31% 2015 1,84% 2016 1,51%
(Nguồn: Số liệu được tính tốn từ BCTC của Vietcombank giai đoạn từ năm 2002-2016)
Hình 3.1 Tỷ lệ nợ xấu Vietcombank giai đoạn 2002-2016
Qua biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2002-2016 có xu hướng giảm.Từ biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh năm 2003 sau đó dao động quanh mốc 3% trong giai đoạn 2004-2007.Đến năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu lại tăng đột biến và sau đó có xu hướng giảm cho tới năm 2016.
Năm 2002 tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank là 6,14% có thể nói là rất cao nhưng đã giảm được gần 50% sơ với năm 2001 (13,09%).Ngun nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao tại Vietcombank đầu những năm 2000 là do những nguyên nhân như sau.Thứ nhất là năm 2000 sau hơn 10 năm đất nước đổi mới , mở của nền kinh tế thì kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng khá mạnh cụ thể mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 1999:4,8% ; 2000: 6,7% ; 2001: 6,8% ; 2002: 7,04% đây là mức tăng tương đối cao so với các nước trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc.Bên cạnh những thành tựu phấn khởi thì vẫn cịn tồn tại một số mặt yếu kém.Đặc biệt nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước đối với hệ thống ngân hàng trong đó có Vietcombank đã đến mức báo động.Thứ hai là năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại quá nhỏ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.Thứ ba là năng lực quản lý ngân hàng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cịn hạn chế do trình độ
0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 20 16 NPL_Tỷ lệ nợ xấu Vietcombank Giai đoạn 2002-2016 NPL_Tỷ lệ nợ xấu
cán bộ chưa theo kịp với địi hỏi của thị trường cộng với cơng cụ quản trị ngân hàng còn sơ sài kém hiệu quả.Chính điều này đã dẫn tới nợ xấu tăng mạnh tại Vietcombank cụ thể là năm 2001 tỷ lệ nợ xấu là 13,09%.Để giải quyết vấn đề này thì được sự chấp thuận của chính phủ và sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước Vietcombank đã tiến hành tiến hành tái cơ cấu lại ngân hàng giai đoạn 2001-2005.Chỉ sau 2 năm (2001-2002) tái cơ cấu Vietcombank đã hồn thành cơ bản lộ trình xử lý nợ tồn nên năm 2002 tỷ lệ nợ xấu đã giảm gần 20% xuống còn 6,14% và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm xuống còn 2,71% vào năm 2004.Trong năm 2005 thì tỷ lệ nợ xấu có tăng nhẹ lên 3,43% và giảm xuống cịn 2,75% vào năm 2006.Nợ xấu tới năm 2006 được Vietcombank kiểm soát dười 3% là do bắt đầu tư năm 2004 Vietcombank thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” thông qua các biện pháp quản trị rủi ro , kiểm sốt chặt chẽ các điểm nóng,kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém,hoạt động kinh doanh khơng hiệu quả. Qua biểu đồ ta thấy năm 2007 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại đạt 3,29% vào cuối năm 2007 và cuối năm 2008 đã lên đỉnh điểm là 4,61%.Tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm này tăng cao có thể kể đến các nguyên nhân như là do nền kinh tế phát triển quá nóng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,44%/năm cao nhất trong 10 năm trở lại,tình trạng lạm phát tăng cao.Ngoài ra thị trường bất động sản,thị trường chứng khốn cũng tăng trưởng nóng có nguy cơ bong bóng giá.Ngồi ra kể từ năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính khổng lồ trên thế giới sụp đỗ làm cho các ngành nghề khác trong nền kinh tế khủng hoảng theo. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh lên mức 4,61%/năm vào cuối năm 2008.
Trước những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính thế giới nói chung và trong nước nói riêng , và nhận thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng thì Vietcombank đã chú trọng hơn nữa vào cơng tác quản trị rủi ro cụ thể là năm 2008 Vietcombank thành lập ủy ban quản
lý rủi ro và cơ cấu lại phòng quản lý rủi ro trung ương,Vietcombank đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.Vietcombank thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho lưu thông ,xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như lương thực,xăng dầu,xi măng,phân bón,thuốc trừ sâu…Thu hẹp các cho vay các lĩnh vực nhạy cảm như,rủi ro cao như chứng khốn,bất động sản đồng thời tích cực xử lý nợ xấu.Chính những chính sách này đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh trong năm 2009 xuống còn 2.47%.
Năm 2010 nền kinh tế tồn cầu dù đã thốt khỏi khủng hoảng nhưng chưa hoàn toàn khơi phục.Thêm vào đó nhiều nguy cơ mới xuất hiện như khủng hoảng nợ công tại các nước châu âu,lạm phát cao ở Trung Quốc…nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao 6,78% nhưng tỷ tỷ lệ lạm phát tăng cao đồng thời lạm phát,tỷ giá,lãi suất … có nhiều diễn biến phức tạp.Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh 29,81%.Ngành ngân hàng phải chịu áp lực đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an tồn theo thơng tư 13/2010/TT- NHNN.Trong bối cảnh như vậy tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng năm 2010 đã tăng lên.Với sự nỗ lực hết mình Vietcombank đã cố gắng kiểm sốt nợ xấu năm 2010 là 2,91% tăng nhẹ so với năm 2009.
Năm 2011 nhằm thực hiện nghi định số 11/NQ-CP của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ,kiềm chế lạm phát nên Vietcombank tiếp tục thực hiện những chính sách tăng cường quản trị rủi ro đã giúp tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm xuống 1,99% vào năm 2011. Năm 2011 là năm hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Năm 2011 cũng là năm ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động, đặc biệt về lãi suất và tín dụng theo hướng khơng có lợi cho hoạt động của các ngân hàng. NHNN Việt Nam liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là năm lãi suất ngân hàng diễn biến phức tạp, nhiều ngân hàng đã phá trần lãi suất huy động gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Thị trường vàng biến động liên tục thu hút lượng vốn lớn của nên
kinh tế cho thị trường này.Lãi suất huy động và cho vay trong giai đoạn 2010-2011 được đẩy lên rất cao gây khó khăn cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.Hậu quả là tỷ lệ nợ xấu đã tăng vào năm 2012-2013 trong tồn ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riên năm 2012 là 2,4% và năm 2013 là 2,7%.Nợ xấu trong giai đoạn này đã trở thành vẫn đề nhức nhối đối với khơng chỉ các ngân hàng mà cịn đối với chính phủ. Năm 2012 vẫn là năm khó khăn cho hoạt động ngân hàng, áp lực cạnh tranh lớn, nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng nhỏ hoạt động không hiệu quả tiến hành tái cơ cấu,thực hiện mua bán sáp nhập diễn ra khá sôi động.Hàng loạt những vụ lùm xùm trong ngành ngân hàng bị phanh phui như cú sốc xảy ra tại ngân hàng ACB càng gây hoang mang trong hệ thống ngân hàng.
Trong giai đoạn 2013-2016 Vietcombank đã thực sự chú trọng đến khâu quản trị rủi ro đang từng bước chuẩn bị để áp dụng các qui tắc của Basel II đồng thời tăng cường trích lập dự phịng và sử lý triệt để nợ xấu.Nên trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank liên tục giảm xuống từ 2,7% năm 2013 xuống cịn 1,51% năm 2016.Đây là cả một nỗ lực khơng biết mệt mỏi của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của Vietcombank.