CHƢƠNG 4 : KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2 Bàn luận
4.2.3 Về nhân tố Chínhtrị xã hội
Dựa vào kết quả nghiên cứu, so với việc xây dựng các nhân tố ban đầu, thì nhóm nhân tố Chính trị - xã hội bao gồm: Sự tăng cường giám sát của Quốc hội về tài chính khu vực công và Mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công. Như vậy, nếu Quốc hội tăng cường giám sát tài chính cơng và cho phép người dân tham gia quyết định thì sẽ nâng cao tính minh bạch TTBCTC.
Báo cáo tài chính hiện nay được thiết lập nhằm tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN phục vụ cho nhu cầu quản lý và điều hành NSNN. Trong những năm qua, mặc dù cơ chế quản lý tài chính Nhà nước đã được đổi mới, việc cơng khai hóa thơng tin chưa thực sự được coi trọng. Nguồn tài chính được cung cấp hiện nay cho các hoạt động quản lý và điều hành NSNN không chỉ từ nguồn cấp phát của ngân sách mà còn từ các nguồn khác thu trực tiếp từ xã hội, công tác quản lý tài chính
ngày càng trở nên phức tạp hơn do phân cấp quản lý và sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Nếu vấn đề tài chính cơng được kiểm sốt và quy định hợp lý thì việc cơng khai thơng tin tài chính sẽ được chú trọng. Người dân nếu có quyền tham gia quyết định tài chính khu vực cơng thì cần phải tiếp cận thơng tin trên BCTC về tình hình thu chi NSNN, từ đó tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng sẽ tăng lên, điều này là phù hợp với cơ sở lý thuyết và thực tế.
Bên cạnh đó, biến quan sát CTXH1“Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan lập pháp và hành pháp càng cao thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC” bị loại vì khơng thỏa mãn kiểm định Crobach‟s Alpha, có thể do quan điểm của các đối tượng khảo sát với biến CTXH1 khác với ba biến cịn lại, có thể vì chưa hiểu rõ các cơ quan lập pháp và hành pháp hỗ trợ chính trị như thế nào để nâng cao tính minh bạch BCTC khu vực cơng. Nội dung câu hỏi thực chất là việc hỗ trợ cho việc ra quyết định khu vực công về quy định pháp lý, kiểm tra giám sát, xử phạt (nếu có),… của các cơ quan này. Điều nay khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), tức là thang đo “Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan lập pháp và hành pháp” có ảnh hưởng đến việc cải cách kế tốn. Có thể giải thích rằng thang đo này phù hợp hơn khi xét đến ảnh hưởng đến việc cải cách kế tốn khu vực cơng, chưa ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng theo quan điểm của các đối tượng được khảo sát.
Biến quan sát CTXH4 “Ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung làm cản trở tính minh bạch TTBCTC” bị loại ở kiểm định EFA phần ma trận xoay, do hệ số tải nhân tố <0.5 khơng thỏa mãn. Có thể giải thích vì biến quan sát này có tác động ngược chiều so với hai biến còn lại (cản trở tính minh bạch BCTC) nên khi gom biến ý nghĩa vào các nhân tố thì khơng đủ điều kiện. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu thang đo bị loại trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015).