CHƢƠNG 4 : KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2 Bàn luận
4.2.4 Về nhân tố Hệthống pháp lý
Đây là nhân tố có nhiều biến quan sát nhất, kết quả là tới 8/9 biến quan sát được giữ lại sau khi kiểm định. Các biến quan sát này đều đảm bảo các chỉ tiêu mà hệ thống pháp lý cần có để nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng: Cơ sở
kế toán áp dụng, Mục tiêu BCTC, Quy định về việc công bố công khai TTBCTC, Quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra, Việc ban hành CMKT công, Quy định bắt buộc kiểm toán độc lập BCTC khu vực cơng, Tính dễ hiểu, thống nhất của các quy định trong lĩnh vực kế toán nhà nước, Đối tượng sử dụng BCTC, Hệ thống kiểm sốt nội bộ.
Chỉ có biến HTPL8 bị loại ở phần khám phá nhân tố EFA do kết quả ma trận xoay các nhân tố, biến HTPL8 bị gom chung với nhóm nhân tố “Chính trị - xã hội”. HTPL8 “Cơ quan ban hành CMKT công càng độc lập và lớn mạnh thì càng nâng cao tính minh bạch TTBCTC” thuộc về nhân tố “Hệ thống pháp lý” như cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở mục 3.2.2. Kết quả khám phá nhân tố không trùng với lý thuyết có thể do ý kiến chủ quan của đối tượng công tác tại các đơn vị công được tài trợ bởi NSNN cho rằng cơ quan ban hành CMKTC VN đã đủ độc lập trong việc ban hành chính sách, ra các quy định, văn bản và lớn mạnh vì quy tụ các chun gia có kinh nghiệm và trình độ trong việc xây dựng CMKT cơng nên hiện nay khơng có ảnh hưởng đến việc nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng nữa. Điều này chưa phù hợp với kết quả nghiên cứu thang đo của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), có thể giải thích vì tính độc lập và lớn mạnh của Cơ quan ban hành CMKT công ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải cách kế toán khu vực công nhưng chỉ gián tiếp ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng VN.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, q trình phát triển các hoạt động chính trị - xã hội và các yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý tài chính cơng đã làm cho những quy định của hệ thống luật và các chế độ kế tốn cơng bộc lộ khơng ít hạn chế, bất cập. Có thể kể đến việc tồn tại quá nhiều văn bản về quản lý tài chính và chế độ kế toán áp dụng cho khu vực cơng, gây ra sự thiếu đồng nhất, khó hợp nhất BCTC, gây trở ngại cho cơng tác kiểm tra, đánh giá, kiểm tốn. BCTC khu vực cơng cịn nhiều biểu mẫu phức tạp, tồn tại song song cơ sở kế tốn dồn tích và tiền mặt trong các đơn vị thuộc khu vực cơng. Cơ chế kiểm sốt nội bộ thiếu chặt chẽ, nhất quán dẫn đến quản lý thiếu hiệu quả. Quy trình soạn thảo thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa hồn thiện. Cần có những giải pháp cụ
thể đặt ra để cải thiện hệ thống pháp lý, góp phần nâng cao tính minh bạch BCTC khu vực công VN.