CHƢƠNG 4 : KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2 Bàn luận
4.2.6 Về nhân tố Áplực hội nhập
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy hai biến quan sát: Áp lực thực hiện cam kết khi gia nhập các tổ chức quốc tế và Sự khác biệt hệ thống BCTC khu vực công VN so với các nước trên thế giới có ý nghĩa trong nhân tố Áp lực hội nhập, tác động cùng chiều với tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) và Cao Thị Cẩm Vân (2016).
Riêng nhân tố ALHN3 bị loại từ bước kiểm định Crobach‟s Alpha vì hệ số Alpha lớn hơn hệ số Alpha của biến tổng. Kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) cho rằng nhân tố này ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực cơng. Nhìn chung, sự can thiệp và hỗ trợ tài chính của các tổ chức
quốc tế chưa tác động mạnh tại khu vực cơng VN, như vậy chưa thể thúc đẩy tính minh bạch TTBCTC, nên loại nhân tố này theo ý kiến của các đối tượng khảo sát là hợp lý.
Năm 2006, VN đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong những cam kết đa phương mà VN đã ký kết buộc phải tuân thủ theo lộ trình đã thoả thuận có cam kết về minh bạch hố thơng tin kế tốn. Đặc biệt là lĩnh vực cơng cần có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện BCTC khu vực cơng VN nhằm nâng cao tính hữu ích của thơng tin và phù hợp với thông lệ quốc tế là cần thiết và hữu ích cho VN giai đoạn hiện nay.
Các phương pháp và chế độ kế tốn của VN chưa hồn tồn phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong những năm qua, hệ thống kế tốn cơng VN đã đổi mới về chất và ngày càng tiếp cận dần với những nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Mặc dù khu vực công chưa xây dựng được chuẩn mực chung, song với mỗi chế độ kế tốn cũng đã có những quy định chặt chẽ, góp phần quan trọng trong việc kiểm tra và giám sát nguồn lực tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, kế tốn cơng VN có các phương pháp và các chế độ kế toán nhiều khác biệt so với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, phương pháp ghi nhận hàng tồn kho theo quy định của hệ thống kế tốn cơng VN thì được tính hết vào chi phí trong kỳ, bất kể số hàng này sử dụng cịn hay hết. Trong khi đó, nội dung này được quy định trong IPSAS là chỉ ghi nhận vào chi phí phù hợp với doanh thu. Khác biệt thứ hai rõ nhất đó là phương pháp ghi nhận và khấu hao tài sản cố định, theo đó IPSAS quy định khấu hao mỗi kỳ được hạch tốn là chi phí nhưng kế tốn cơng VN khấu hao TSCĐ được ghi giảm nguồn hình thành,... và cịn nhiều khác biệt nữa (Cao Thị Cẩm Vân, 2015).
Hội nhập kinh tế đòi hỏi đổi mới công cụ quản lý theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo khả năng so sánh thơng tin trên phạm vi tồn cầu, tạo khả năng tiếp cận với IPSAS, nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng VN.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Thông qua tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước, kết hợp với phỏng vấn thực tế, đề tài đã đánh giá chung thực trạng minh bạch TTBCTC khu vực công VN và trường hợp nghiên cứu các đơn vị được tài trợ bởi NSNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời, kết hợp với khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các chuyên gia, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, luận văn đã xác định được các nhân tố tác động chính đến tính minh bạch TTBCTC khu vực cơng VN bao gồm: Đặc điểm tài chính, Đặc điểm quản trị, Hệ thống pháp lý, Chính trị - xã hội, Áp lực hội nhập kinh tế thế giới và Nội dung chi tiết trên BCTC. Sau khi làm rõ thứ tự mức độ tác động của từng nhân tố, tác giả tiến hành phân tích và bàn luận về những nhân tố này, làm cơ sở hỗ trợ cho việc đề ra các kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN ở chương 5.