Các nghiên cứu về các tiêu chí, nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc

1.2.1. Các nghiên cứu về các tiêu chí, nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phần

mềm kế toán.

Nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013)

Thái Ngọc Trúc Phương (2013) tiến hành nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn

phần mềm kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu các vấn

đề được DNNVV quan tâm khi quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn thích hợp cho các DNNVV trên địa bàn quận Tân

Phú. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp lấy ý kiến đại diện doanh

nghiệp, phương pháp nghiên cứu định lượng, chủ yếu là thống kê mô tả qua công cụ

thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hai nhóm các tiêu chí

mà DNNVV quan tâm khi lựa chọn phần mềm kế toán gồm:

+ Phần mềm kế toán phù hợp với các yêu cầu của người dùng: hỗ trợ tốt nhất cho người dùng; thân thiện, dễ sử dụng, tuân thủ các tiêu chí, điều kiện về phần mềm kế tốn, cập nhật thơng tư, nghị định phù hợp với kế toán Việt Nam.

+ Phần mềm kế tốn có khả năng đáp ứng các tính năng: tính linh hoạt; độ tin cậy,

chính xác của phần mềm; bảo mật và an tồn; tính phổ biến của phần mềm; cam kết bảo hành, bảo trì; chi phí đầu tư và sửa chữa.

Từ các tiêu chí này, tác giả đưa ra định hướng phần mềm kế tốn thích hợp áp dụng cho các DNNVV và đề xuất hướng đầu tư, phát triển cho những phần mềm kế toán.

Nghiên cứu của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014)

Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014) tiến hành nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

toán quan trọng mà DNNVV cần áp dụng thông qua việc đo lường mức độ thỏa mãn

của DNNVV trong việc ứng dụng PMKT. Bài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi

các tiêu chí liên quan đến chất lượng phần mềm và nhà cung cấp phần mềm. Nhóm tác

giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Sử dụng lý thuyết kỳ vọng kết hợp phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm và nhà

cung cấp phần mềm, kỹ thuật phân tích hồi quy bội cũng được sử dụng trong bài

nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhân tố chính tác động đến mức độ thỏa

mãn của DNNVV khi sử dụng PMKT, trong đó: khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của các

nhà cung cấp phần mềm là nhân tố tác động mạnh nhất, tính khả dụng của PMKT tác động mạnh thứ hai, các tiêu chí chất lượng liên quan đến PMKT khơng tác động mạnh.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (2014)

Tác giả tiến hành nghiên cứu “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh

nghiệp trong nghành Giao thông vận tải”. Mục tiêu nghiên cứu là xác định các tiêu chí

lựa chọn phần mềm kế tốn phù hợp với các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải. Qua khảo sát và tìm hiểu thơng tin thực tế tại 200 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông vận tải. Kết quả trong bài nghiên cứu, tác giả đề cập đến bốn tiêu chí khi lựa chọn phần mềm để sử dụng.

+ Thứ nhất, nguồn gốc xuất xứ: Phần mềm có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ

ràng sẽ rất có ích cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng, nâng cấp và bảo trì sản

phẩm.

+ Thứ hai, các vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng được thể hiện qua chi phí đầu tư ban đầu như: chi phí triển khai, cài đặt hệ thống, chi phí tư vấn và bảo trì, tính dễ dử dụng, khả năng cảnh báo khi phát sinh lỗi, tài liệu hỗ trợ đầy đủ và có chất lượng cho người sử dụng.

+ Thứ ba, các vấn đề liên quan đến công tác triển khai và kỹ thuật được thể hiện qua:

thời gian cài đặt và sự dễ dàng trong việc triển khai, khả năng tùy biến theo yêu cầu

của người dùng, cấu trúc và thiết kế của phần mềm, lỗi lập trình.

+ Thứ tư, khả năng hỗ trợ cho các cải tiến trong tương lai được thể hiện qua: khả năng

phát triển, nâng cấp phần mềm và kết nối với các phần mềm khác.

Từ các tiêu chí này, tác giả đánh giá các hạn chế cơ bản của các phần mềm kế toán hiện nay. Từ đó, đưa ra các kinh nghiệm lựa chọn phần mềm phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, các tiêu chí này cũng là cơ sở để các nhà cung cấp thiết kế cho ra đời sản phẩm phần mềm kế tốn ngày càng tiện ích, dễ sử dụng, giá rẻ và phù hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bài nghiên cứu được giới hạn trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thơng vận tải nên các tiêu chí được đề cập trên có thể khơng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp khác.

Nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Ánh (2016)

Võ Thị Ngọc Ánh (2016) tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự

lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định”. Mục

tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế tốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định.

Bài nghiên cứu sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định

tính. Nghiên cứu định tính nhằm để khái qt, mơ tả các lý thuyết, cơng trình nghiên

cứu trong và ngồi nước, từ đó xây dựng mơ hình, thang đo và bảng câu hỏi. Trong

nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu qua khảo sát 250 doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định, kết hợp với sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định

các nhân tố, xác định mức độ tác động của các nhân tố này.

Kết quả bài nghiên cứu đã xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn PMKT,

bao gồm: tính năng, yêu cầu người sử dụng, giá phí phần mềm, khả năng hỗ trợ của nhà

Nghiên cứu đã góp phần cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà cung cấp, để họ xây dựng và thiết kế sản phẩm phần mềm với nhiều tính năng ưu việt, giá thành rẻ, giảm thiểu các lỗi kỹ thuật phát sinh và phù hợp với mọi đối tượng người dùng, góp phần thu hút và gia tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm. Về phía doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở cho các nhà quản lý doanh nghiệp cân nhắc, xem xét lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong công việc kinh doanh. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cịn hạn chế vì mẫu nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp chưa hay đang sử dụng

hoặc có nhu cầu thay đổi phần mềm nên nghiên cứu cịn mang tính tổng quát, chưa đại

diện cho tổng thể.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ngọc Khiêm (2018)

Tác giả trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm

kế toán của các doanh nghiệp tại các tỉnh Đông Nam Bộ”. Mục tiêu nghiên cứu nhằm

xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán (PMKT) của doanh nghiệp và mức độ tác động của các nhân tố này.

Bài nghiên cứu sử dụng hỗn hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và phỏng vấn điều tra, dựa trên cơ sở lược khảo các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước để xây dựng mơ hình nghiên cứu và bảng

câu hỏi. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu qua khảo sát

từ 200 doanh nghiệp hoạt động ở các tỉnh Đông Nam Bộ thông qua cơng cụ SPSS để

chạy mơ hình hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định các nhân tố, đồng thời đo lường mức

độ tác động của các nhân tố này.

Kết quả nghiên cứu tương đối đồng nhất với các nghiên cứu trước đó. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh Đông Nam Bộ, với mức độ tác động theo chiều hướng giảm dần là: tính năng của phần

cậy của nhà cung cấp. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chưa mang tính tổng thể, chưa đi sâu phân tích sự khác biệt của các nhân tố đến sự lựa chọn phần mềm kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)