(Nguồn: tác giả tự đề xuất)
Kết luận chương 2
Chương này đã trình bày tổng quát các vấn đề lý thuyết và thực trạng ATTP tại tỉnh Cà Mau, nhằm hình thành các giả thuyết để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu đề xuất. Từ đó tác giả quyết định 6 yếu tố (H1, H2, H3, H4, H5, H6) trực tiếp tác động đến ý định mua TPAT.
Sự quan tâm đến sức khoẻ Nhận thức về chất lượng sản phẩm Nhóm tham khảo Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN
Sự quan tâm đến môi
trường ATTP Nhận thức về hệ thống bán hàng TPAT Nhận thức về giá bán sản phẩm H1 H2 H3 H4 H5 H6
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 - trình bày quy trình nghiên cứu, thang đo, thiết kế nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm những bước sau:
Bước 1: Dựa vào lý thuyết, mơ hình nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính
để đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu với cỡ mẫu
n = 10 người tiêu dùng.
Bước 3: Sau khi nghiên cứu định tính sẽ có được bảng câu hỏi và tiến hành
nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng bảng câu hỏi với cỡ mẫu n = 80 người tiêu dùng.
Bước 4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 5: Từ đó loại bỏ những thang đo không phù hợp. Điều chỉnh lại thang
đo, mơ hình.
Bước 6: Tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức bằng bảng câu hỏi với
cỡ mẫu n = 250 người tiêu dùng.
Bước 7: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ kết quả nghiên cứu định lượng
chính thức, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha.
Bước 8: Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước 9: Hiệu chỉnh lại thang đo chính thức.
Bước 10: Phân tích dữ liệu bởi mơ hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0 để
kiểm định giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu.
Bước 11: Hồn chỉnh lại mơ hình.
Hình 3.1 trình bày quy trình nghiên cứu