CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Giả thuyết nghiên cứu:
3.2.1 Các đặc điểm của doanh nghiệp:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đặc điểm cụ thể của công ty đối với mức độ công bố thông tin dựa trên một số lý thuyết bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết về thị trường vốn và lý thuyết về chi phí và lợi ích như nghiên cứu của Haniffa và Cooke (2002), Narasimhan và cộng sự (2006), Wallace và cộng sự (1994), Bhayani (2012), Uyar (2013), Aljifri và cộng sự (2014),…. Nhìn chung tất cả các nghiên cứu đều tìm ra được sự tác động của những đặc điểm công ty đến mức độ công bố thông tin, điều này chứng tỏ đây là một nhóm nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định mức độ công bố thông tin của một doanh nghiệp. Những đặc điểm về cơng ty có thể được phân thành ba nhóm: cấu
trúc (quy mơ, địn bẩy, tài sản cố định,….); hiệu suất (lợi nhuận); và liên quan đến thị trường (cơng ty kiểm tốn, số năm niêm yết,….) (Haniffa và Cooke, 2002).
Quy mô công ty:
Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu thuần hay tổng số lao động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện thì có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm sốt cơng ty và các vấn đề bất đối xứng thông tin từ các nhà quản lý và các cổ đơng đã xảy ra vấn đề chi phí đại diện. Do đó, ở các công ty lớn với số lượng cổ đông nhiều, chi phí đại diện sẽ gia tăng vì các cơng ty có khuynh hướng nỗ lực hơn trong việc giám sát người quản lý. Các công ty lớn có chi phí đại diện cao hơn các công ty nhỏ hơn (Jensen và Meckling, 1976; Leftwich và cộng sự, 1981). Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn thông tin rõ hơn các doanh nghiệp nhỏ hơn (Watts và Zimmerman, 1986). Để làm giảm chi phí này, các cơng ty có xu hướng cơng bố thơng tin ngày càng nhiều hơn. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp lớn nhận thức rằng việc phát tín hiệu, cơng bố nhiều thơng tin cho người sử dụng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn do đó sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu hơn. Còn theo lý thuyết tính hợp pháp, các cơng ty lớn có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn và sử dụng nó như là cơng cụ để làm giảm áp lực từ những quy định của chính phủ. Do lo ngại cạnh tranh, các công ty nhỏ sẽ công bố thơng tin ít hơn các cơng ty lớn (Singhvi và Desai, 1971). Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ công khai của công ty (Singhvi và Desai, 1971, Cooke, 1989; Hossain và cộng sự, 1994; Haniffa và Cooke, 2002; Narasimhan và Vijayalakshmi, 2006; Das và cộng sự, 2008). Giải thích hợp lý về mối liên hệ tích cực này có thể là các cơng ty lớn hơn công bố thông tin nhiều hơn các công ty nhỏ để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong thị trường vốn. Nhiều thông tin hơn được cung cấp trong báo cáo tài chính sẽ làm tăng sự tự tin của các nhà đầu tư (Nagina, 2005) và do đó, giả thuyết rằng:
H1: Mức độ cơng bố thơng tin của cơng ty có quan hệ tích cực với quy mơ của cơng ty.
Số năm niêm yết:
Mức độ công bố thông tin của cơng ty có thể bị ảnh hưởng bởi số năm cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn. Owusu-Ansah (1998) đã chỉ ra ba yếu tố có thể giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, các cơng ty mới niêm yết có thể phải chịu sự cạnh tranh. Thứ hai, chi phí cũng như sự phức tạp, nguy cơ thu thập và xử lý yêu cầu thông tin có thể là một yếu tố góp phần, và cuối cùng, các cơng ty mới niêm yết có thể thiếu một thơng tin hấp dẫn để báo cáo. Các doanh nghiệp mới hơn có thể có một số vấn đề như thiếu vốn, thương hiệu và danh tiếng so với các cơng ty niêm yết lâu hơn. Do đó, các cơng ty niêm yết lâu dài được mong đợi có thể cơng bố nhiều thơng tin hoặc tn thủ nhiều hơn các công ty mới niêm yết. Dựa trên lập luận này, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H2: số niêm yết của cơng ty có tác động tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin
Cơng ty kiểm tốn:
Báo cáo tài chính được kiểm tốn là một u cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau sự kiện Enron nhà đầu tư, người sử dụng báo cáo tài chính,…càng đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn về vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm tốn là một nhân tố quan trọng giúp đảm bảo tính trung thực, khách quan của thơng tin tài chính, là cơ sở quan trọng cho việc quản lý cũng như ra quyết định đầu tư. Cơng ty kiểm tốn lớn hoạt động như một cơ chế để làm giảm chi phí đại diện, giảm bớt sự xung đột giữa nhà quản lý và nhà đầu tư và phát huy nhiều hơn vai trò giám sát bằng cách hạn chế hành vi cơ hội của nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976).
Cơng ty kiểm tốn được chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là các cơng ty kiểm toán lớn, bao gồm bốn công ty: Deloitte, Ernst and Young, KPMG và Price Waterhouse Coopers. Các cơng ty cịn lại được xếp vào nhóm các cơng ty kiểm tốn nhỏ. Các cơng ty kiểm tốn lớn thường chú trọng bảo vệ danh tiếng, uy tín của họ do đó họ sẽ dành nhiều thời gian, sự cẩn trọng trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng (Bhayani, 2012). Ngược lại, các cơng ty kiểm tốn có quy mơ
nhỏ thường có xu hướng làm hài lịng khách hàng hơn là coi trọng vấn đề công bố thơng tin. Trên khía cạnh doanh nghiệp, việc lựa chọn các công ty kiểm toán lớn cũng là một cách để gửi đến nhà đầu tư một sự đảm bảo về tính trung thực, khách quan và hợp lý của các thơng tin trên báo cáo tài chính. Vì vậy, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H3: Doanh nghiệp được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn lớn thuộc nhóm Big Four sẽ cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khác.
Tính thanh khoản:
Khả năng thanh toán hay cịn gọi là tính thanh khoản là khả năng đáp ứng tình hình nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khốn hay các khoản nợ, các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng, thuận tiện cho việc chi tiêu hay thanh tốn. Việc đánh giá tính thanh khoản của cơng ty là một vấn đề quan trọng đối với những người dùng báo cáo tài chính để đánh giá khả năng thanh tốn của một cơng ty. Tính thanh khoản là mối quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các nhà đầu tư và các nhà chủ nợ. Việc khơng có khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại của công ty hay thất bại trong việc thanh toán một khoản nợ gốc và lãi cho người cho vay và có thể dẫn đến phá sản. Để giảm bớt những lo ngại này, các doanh nghiệp sẽ công bố nhiều hơn thông tin (Wallace và Naser, 1995). Ngồi ra, tính thanh khoản được coi là có liên quan đến vị trí tài chính vững mạnh và doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao thường sẽ cơng bố thêm thông tin (Belkaoui và Kahl, 1978; Cooke, 1989a, 1989b; Wallace và cộng sự, 1994). Lý thuyết tín hiệu cho rằng một cơng ty có tính thanh khoản cao sẽ công bố nhiều thơng tin như là một cách phát thêm tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư để tăng niềm tin của họ và ngược lại, một cơng ty có tính thanh khoản thấp sẽ hạn chế việc công bố thông tin để che giấu những thông tin yếu kém ra ngồi. Dựa vào đó bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng:
H4: Tính thanh khoản có liên quan tích cực đến mức độ công bố thông tin của công ty
Tài sản cố định:
Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp. Về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trị của mình qua tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Theo thời gian thì giá trị của tài sản cố định sẽ bị giảm dần thơng qua việc trích khấu hao. Khấu hao chính xác là cơ sở cho việc tính tốn tái sản xuất và tái đầu tư. Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn sẽ công bố nhiều thông tin hơn. Thông tin liên quan đến tài sản cố định và khấu hao là rất cần thiết để các cổ đơng phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như phân tích được mức sinh lợi từ tài sản. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao thì mức độ cơng bố thơng tin sẽ nhiều hơn. Do đó, giữa giá trị tài sản cố định và mức độ cơng bố thơng tin có mối quan hệ cùng chiều. Giả thuyết nghiên cứu như sau:
H5: có mối liên hệ tích cực giữa tài sản cố định của công ty và mức độ công bố thơng tin của cơng ty đó.
Khả năng sinh lời:
Theo lý thuyết tín hiệu, các cơng ty có lợi nhuận cao có xu hướng cơng bố nhiều thông tin hơn trong báo cáo thường niên để phân biệt mình với những người cơng ty hoạt động yếu hơn. Các nhà quản lý được thúc đẩy để cơng bố nhiều hơn thơng tin tài chính để hỗ trợ việc tiếp tục giữ vị trí và tiền lương của họ và để báo hiệu sự tự tin về thể chế (Rouf, 2010). Hầu hết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và mức độ mà một công công ty công bố thông tin (Singhvi và Desai, 1971, Wallace và cộng sự, 1994; Wallace và Naser, 1995; Raffournier, 1995; Haniffa và Cooke, 2002; Hossain, 2008). Trong bài nghiên cứu này, lợi nhuận đã được đo bằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Dựa trên những lập luận đã đề cập ở trên nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau:
H6: Có sự liên quan tích cực giữa lợi nhuận và mức độ công bố thông tin của công ty.
Địn bẩy
Tỷ lệ giám sát cao của cơng ty bởi các nhà cung cấp khoản vay diễn ra trong trường hợp công ty sử dụng mức nợ cao trong cơ cấu vốn. Chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ có thể được gọi là chi phí giám sát, chi phí này có thể giảm nếu mức độ công bố của công ty tăng lên (Jensen và Meckling, 1976). Do đó, để giảm chi phí giám sát, các cơng ty dự kiến sẽ công bố nhiều thông tin hơn, mối liên hệ giữa mức độ công bố thông tin bắt buộc và địn bẩy rất có thể là mối liên hệ tích cực (Jensen và Meckling, 1976; Aksu và Kosedag, 2005). Địn bẩy tài chính, do đó, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin vì một cơng ty có địn bẩy tài chính lớn thường được yêu cầu lớn hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của các chủ nợ dài hạn (Chow và Wong-Boren, 1987). Dựa trên đề xuất này, giả thuyết cho rằng:
H7: Địn bẩy có liên quan tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin của công ty.