Thuộc tính quản trị doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niên yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu:

3.2.2 Thuộc tính quản trị doanh nghiệp:

Quản trị doanh nghiệp đã dần được chú ý hơn trong thập kỷ qua. Nhiều vụ bê bối, chẳng hạn như các Enron, Tyco, Imclone Systems, WorldCom, những thất bại trong quản trị doanh nghiệp làm ảnh hưởng thị trường vốn ở các nước phát triển. Việc khơi phục niềm tin hoặc lịng tin của cơng chúng trở thành một trong những mục tiêu chính cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (Heidi và Marlene, 2003). Công bố thêm thông tin về cơ cấu vốn và kiểm sốt vốn của cơng ty có thể là một cách quan trọng để đạt được mục tiêu đó (Rogers, 2006). Beasley và cộng sự (2000) nhấn mạnh vai trị quan trọng của việc cơng bố đầy đủ để tránh báo cáo tài chính gian lận. Guan và cộng sự (2007) thấy rằng để bảo vệ nhà đầu tư và tăng cường tính minh bạch thơng tin, các cơ quan quản lý của thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian thơng tin đã có những nỗ lực rất lớn ủng hộ quản trị doanh nghiệp, do đó làm giảm sự xuất hiện của lựa chọn bất lợi và các vấn đề như là kết quả của sự không đối xứng thông tin. Quản trị doanh nghiệp đã được nghiên cứu như một cơ chế ảnh hưởng đến công bố thông tin của công ty. Minh bạch, cởi mở, công bố và

tin tưởng, tạo thành một phần của quản trị doanh nghiệp, có thể gây áp lực để cải thiện hoạt động tài chính (Rogers, 2006). Theo Archambault và Archambault, (2003), mức độ công bố thông tin sẽ khác nhau giữa quốc gia này với một quốc gia khác và khác nhau giữa một công ty này với một công ty khác trong cùng một quốc gia. Điều này được kiểm soát bởi các tiêu chuẩn và quy định khác nhau về việc công bố thông tin phải tuân thủ và mức độ tính linh hoạt của ứng dụng của họ. Một hậu quả quan trọng của những khác biệt này là nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của các quyết định đầu tư dựa trên thơng tin có trong báo cáo tài chính. Việc nâng cao mức độ công bố thông tin sẽ tạo ra những suy nghĩ tích cực ảnh hưởng đến sự tự tin của nhà đầu tư.

Jensen và Meckling, (1976); Fama và Jensen (1983) đưa ra lý thuyết về những cơ chế quản trị doanh nghiệp được thực hiện tốt có thể mang lại lợi ích cho các cổ đơng bằng cách kiểm sốt nhiều hơn lên việc quản lý cơng ty. Hơn nữa, các đặc điểm quản trị doanh nghiệp có thể được coi như là sự đại diện cho sự độc lập và sự sắp xếp các mối quan tâm giữa ban lãnh đạo và các cổ đông trong việc giảm thiểu xung đột. Cơ cấu sở hữu cũng được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính. Theo Eng và Mak (2003), cơ cấu quyền sở hữu xác định mức độ giám sát, và do đó nó sẽ tác động đến mức độ cơng bố thông tin. Nhiều bài nghiên cứu học thuật đã viết về tác động của đặc điểm quản trị doanh nghiệp đối với việc công bố thông tin của các công ty niêm yết ở cả những nước và đang phát triển. Họ cũng chỉ ra những yếu kém trong quản trị doanh nghiệp ở những nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi (Bremer và Elias, 2007). Grace và cộng sự (1995) xem xét hiệu suất của công ty với thành phần ban quản trị; Shamsher và Annuar (1993) nghiên cứu sự không phù hợp về quản lý và lợi ích của chủ sở hữu bằng cách xem xét thành phần ban quản trị và vai trò. Nghiên cứu này sẽ phát triển giả thuyết liên quan đến tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị. Các nghiên cứu khác liên quan đến quản trị doanh nghiệp như Barako và cộng sự (2006), Nandi và Ghosh (2012), Alhazaimeh và cộng sự (2013), Sartawi và cộng sự (2014),…

Bài nghiên cứu này sẽ nghiên cứu hai nhân tố thuộc nhóm các thuộc tính quản trị doanh nghiệp phù hợp với Việt Nam để đo lường tác động của chúng đến mức độ cơng bố thơng tin đó là: tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngoài và tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị.

Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi:

Một số nghiên cứu kiểm tra tác động của tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi như một cơ chế quản trị. Họ cho rằng sở hữu nước ngồi có thể tăng cường việc báo cáo của cơng ty (Singhvi và Desi, 1971; Leuz và cộng sự, 2007; Haat và cộng sự, 2008). Bởi vì rào cản địa lý, các nhà đầu tư nước ngồi có thể sẽ phải đối mặt với một mức độ bất đối xứng thông tin cao hơn so với các đối tác trong nước của họ (Oxelheim và Randoy, 2003). Theo đó, các nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các công ty mà mức độ công bố thông tin cao (Mangena và Tauringana, 2007; Bokpin và Isshaq; 2009). Để giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, các doanh nghiệp có khuynh hướng cung cấp thêm thông tin (Mangena và Tauringana; 2007). Singhvi và Desi (1971) cho rằng sự có mặt của các giám đốc nước ngoài trong hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống báo cáo tài chính của cơng ty để đáp ứng các yêu cầu của họ. Thông qua quyền sở hữu và quyền bỏ phiếu nhà đầu tư nước ngồi có thể khuyến khích nhà quản lý cơng bố thêm thơng tin (Adam và cộng sự, 2005). Haniffa và Cooke (2002) đưa ra một kết quả tích cực về quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi và mức độ công bố thông tin. Các nghiên cứu của Barako và cộng sự (2006); Barako (2007); Xiao và Yuan (2007); Dhouibi và Mamoghli (2013) cũng cho ra kết quả tương tự như vậy.

Xét trên góc độ lý thuyết về vấn đề đại diện, sự tách biệt giữa chủ sở hữu và nhà quản lý sẽ làm nảy sinh chi phí đại diện do sự xung đột lợi ích giữa hai bên (Jensen và Meckling, 1976; Watts, 1977; Fama và Jensen, 1983). Cổ đơng sẽ có xu hướng theo dõi hành vi của nhà quản lý để làm giảm các vấn đề về đại diện. Chi phí giám sát ảnh hưởng đến cả lợi nhuận và thù lao cho nhà quản lý, và do đó nhà quản lý có thể làm giảm chi phí giám sát bằng cách cung cấp thêm thơng tin cho các cổ

đông. Theo Wallace (1989), các cổ đông, cũng khác nhau về nhu cầu thông tin của họ. Một số cổ đơng có thể quan tâm đến lợi nhuận, những người khác có thể đang tìm kiếm thơng tin dự báo, trong khi những người khác lại muốn thơng tin về trách nhiệm xã hội. Theo đó, cơng khai tài chính cơng ty có thể sẽ cao hơn trong các công ty được nắm giữ rộng rãi bởi nhiều thành phần cổ đông và theo nghĩa này thì nhu cầu thơng tin dự kiến sẽ cao hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài do sự tách biệt địa lý giữa quản lý và chủ sở hữu (Bradbury, 1992; Craswell và Taylor, 1992). Sự phổ biến quyền sở hữu đã được xác định là một biến quan trọng trong giải thích sự thay đổi của mức độ cơng bố thơng tin tài chính cơng ty (Leftwich và cộng sự, 1981; Craswell và Taylor, 1992; Hossain và cộng sự, 1994), và nhu cầu về thông tin dự kiến sẽ cao hơn khi tỷ lệ cổ phần do nhà đầu tư nước ngồi nắm giữ cao. Do đó, giả thuyết cho rằng:

H8: tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngồi càng cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của công ty.

Tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị:

Nếu các thành viên của hội đồng quản trị đều tham gia điều hành thì nhiều khả năng họ sẽ điều hành và cơng bố những thơng tin có lợi mà khơng quan tâm tới lợi ích của các cổ đơng khác. Vai trị của hội đồng quản trị là giám sát hành vi của nhà quản lý và cơng bố thơng tin tài chính của doanh nghiệp cũng là chức năng của thành phần hội đồng quản trị (Gibbins và cộng sự, 1990). Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành càng cao có thể dẫn đến kết quả tốt hơn trong giám sát hoạt động của nhà quản lý.

Ngoài ra, thành viên hội đồng quản trị không điều hành ít liên kết với nhà quản lý, và họ có xu hướng nghiêng về khuyến khích và hỗ trợ cơng bố thơng tin nhiều hơn cho người sử dụng báo cáo tài chính (Mak và Eng, 2003). Mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị và công bố thơng tin đã được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó (Chen và Jaggi, 2000). Vì vậy, giả thuyết cho rằng:

H9: Có sự liên quan tích cực giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niên yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)