Mơ hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niên yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mơ hình nghiên cứu:

Từ các giả thuyết trên, nghiên cứu đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau: CDI= β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β 6 X6 + β7 X7 + β8

X8 + β9 X9 + €

Trong đó:

β0 là tham số chặn

β1, β2…. Β9 là các tham số chưa biết

X1 là quy mô công ty X2 là số năm niêm yết X3 là cơng ty kiểm tốn

X4 là tính thanh khoản của cơng ty X5 là tài sản cố định

X6 là khả năng sinh lời X7 là địn bẩy tài chính

X8 là tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi

X9 là tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị € là sai số ngẫu nhiên

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính. Cơng cụ hỗ trợ kiểm định là phần mềm SPSS phiên bản 20 và Microsoft Excel.

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số công bố thông tin để đo lường mức độ công bố thông tin. Một chỉ số công bố thông tin là một công cụ nghiên cứu để đo lường mức độ công bố thông tin được công bố của một tổ chức cụ thể trên một phương tiện cụ thể theo danh sách được chọn của các khoản mục thông tin.

Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng một chỉ số công bố thông tin là lựa chọn các mục thơng tin có thể được cơng bố trong các báo cáo thường niên của cơng ty. Cần lưu ý rằng khơng có sự đồng thuận về số lượng hoặc lựa chọn các mục

để đưa vào một chỉ mục công bố thông tin (Wallace và cộng sự, 1994; Al-Hussaini, 2001). Ngoài ra, số lượng các mục thông tin được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây đã thay đổi đáng kể, có thể phản ánh sự khác biệt trong các thiết lập mà các nghiên cứu đã được tiến hành (Wallace, 1993; Patel, 2003; Ngangan và cộng sự, 2005). Theo Marston và Shrives (1991) số lượng các mục thơng tin có thể được cơng bố bởi một công ty là rất lớn, nếu không phải là vô hạn. Wallace (1988) lập luận rằng khơng có tiêu chí thống nhất để lựa chọn một mục thông tin, một danh sách rộng rãi các mục công bố được phát triển. Số lượng các mục trong danh sách các thông tin được công bố trong các nghiên cứu trước tối thiểu là 17 mục (Barrett, 1976) đến tối đa là 530 mục (Craig và Diga, 1998).

Chỉ số cơng bố thơng tin có thể là thơng tin bắt buộc hoặc tự nguyện hoặc cả hai (Archambault và Archambault, 2003). Công bố thông tin bắt buộc được yêu cầu theo quy chế, quy định chuyên môn và yêu cầu niêm yết của Sở giao dịch chứng khốn. Mức độ mà các cơng ty tuân thủ các yêu cầu về luật pháp và quy định phụ thuộc vào tính nghiêm ngặt hay tình trạng lỏng lẻo của chính phủ, các hiệp hội và các cơ quan quản lý khác (Marston và Shivers, 1991; Salawu, 2012). Mặt khác, việc công bố tự nguyện, vượt quá mức tối thiểu, có thể phát sinh khi doanh nghiệp nhận thức về các lợi ích phát sinh nhiều hơn các chi phí (Gray và Roberts, 1989; Chakroun và Matoussi, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niên yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)