CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
4.4.1. Bàn luận về thực trạng lựa chọn chính sách kế tốn tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Từ kết quả thực trạng về tình hình lựa chọn chính sách kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ta có thể thấy cơng tác kế tốn trên dịa bàn tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn một số mặt chưa thật sự rõ ràng và mình bạch, việc lựa chọn chính sách kế tốn vẫn chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức, mới chỉ dừng lại ở mức ghi chép theo quy định, chưa có sự vận dụng linh hoạt vào thực tế do sự hạn chế của nhân viên kế toán, nhà quản trị…. Trong báo cáo tài chính thì một số doanh nghiệp vẫn chưa công bố rõ ràng, cụ thể các chính sách kế tốn áp dụng mà chỉ dừng lại ở mức chung chung và thông tin từ báo cáo tài chính này có phần đối phó cơ quan thuế hoặc phục vụ cho mục đích vay vốn chứ chưa thực sự cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng. Điều này làm cho cơng tác kế tốn nói chung và chất lượng thơng tin báo cáo tài chính vẫn chưa được cao.
4.4.2. Bàn luận về tác động của từng nhân tố đến sự lựa chọn chính sách kế tốn tốn
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, ta có thể thấy được R2 hiệu chỉnh của mơ hình đạt 30,9%, kết quả này nghĩa là 3 nhân tố tác động đã giải thích được 30,9% sự lựa chọn chính sách kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, con số này hơi thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Nelson và các cộng sự (2011) có R2 hiệu chỉnh là 66,5%, nghiên cứu của Tatsuo lnoue (1996) có R2 hiệu
chỉnh khoảng 45%, nghiên cứu của Missonier (2004) có R2 hiệu chỉnh là 29,7%, kết quả này được giải thích do hạn chế của thời gian thu thập mẫu số liệu và lựa chọn biến phụ thuộc. Như đã trình bày trong chương 3, có một số thang đo biến phụ thuộc lựa chọn chính sách kế tốn mà tác giả khơng đưa và mơ hình khảo sát do sự giới hạn về khả năng thu thập số liệu đồng nhất như: chính sách về ngoại tệ, chính sách về đầu tư tài chính, bất động sản cho th…. Bên cạnh đó, cũng cịn có một số biến độc lập mà tác giả chưa đưa vào mơ hình, điều này giải thích cho việc R2 của mơ hình thấp hơn các nghiên cứu trước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến việc lựa chọn chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận là: Quy mô doanh nghiệp, Hợp đồng nợ và Thuế. Nhân tố thuế tác động ngược chiều và có ảnh hưởng lớn nhất, nhân tố tác động tiếp theo là hợp đồng nợ và tác động cùng chiều và cuối cùng là nhân tố quy mô doanh nghiệp với tác động ngược chiều. Kết quả này khá tương đồng với thực trạng việc lựa chọn chính sách kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiện nay, việc lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến lợi nhuận chịu ảnh hưởng lớn từ thuế và khả năng vay nợ, cuối cùng là nhân tố Quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, ta xét đến từng nhân tố như sau:
Về nhân tố Thuế, kết quả nghiên cứu có tác động rất mạnh và ngược chiều đến việc lựa chọn chính sách kế tốn, điều này phù hợp với thực trạng kế toán trên địa bàn khi kết quả cơng tác kế tốn dùng để phục vụ cho thuế hơn là phục vụ cho doanh nghiệp và bên ngồi. Việc lựa chọn chính sách kế tốn này của doanh nghiệp thường theo hướng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hợp lý và tiết kiệm nhất. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Tatsuo Inoue và Wayne B. Thomas (1996), Cloyd et al. (1996), Christos Tzovas (2006), Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh (2014)…
Xét về nhân tố Hợp đồng nợ, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều với việc lựa chọn chính sách kế tốn của doanh nghiệp, điều này cho thấy doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì càng có xu hướng lựa chọn chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng hiện nay trên địa
bàn khi các doanh nghiệp đi vay thường có xu hướng làm cho số liệu trên báo cáo tài chính mình đẹp hơn nhằm tăng khả năng vay nợ, điều này thúc đẩy nhà quản trị tìm cách làm tăng lợi nhuận và chính sách kế tốn chính là một lựa chọn cho việc này. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết hợp đồng nợ của Watts và Zimmerman (1990) và các nghiên cứu của Tatsuo Inoue và Wayne B. Thomas (1996), Colin R.Dey (2007), Nguyễn Thị Phương Hồng & Nguyễn Thị Kim Oanh (2014)…
Đối với nhân tố Quy mô doanh nghiệp, kết quả thu được phù hợp với các nghiên cứu trước đây, tiêu biểu là nghiên cứu của Christie (1990); Tatsuo Inou (1996); Missonier (2004)… nhân tố này có tác động ngược chiều đối với lựa chọn chính sách kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì càng có xu hướng lựa chọn các chính sách kế tốn theo hướng giảm lợi nhuận để tránh sự quan tâm quá mức từ bên ngoài. Điều này phù hợp với giả thuyết về chi phí chính trị ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn.
Các nhân tố cịn lại của mơ hình khơng có ý nghĩa thống kê nghĩa là khơng có mối liên hệ giữa các biến này đến việc lựa chọn chính sách kế tốn, đó là các biến: tài chính nội bộ, thâm dụng vốn và tỷ lệ sở hữu của nhà nước
Đối với biến tài chính nội bộ, tác giả cho rằng hiện nay, kênh sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào các dự án sau này vẫn có. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn thường có quy mơ nhỏ và vừa nên lợi nhuận giữ lại thường người chủ doanh nghiệp, hoặc các cổ đông sẽ hưởng, kênh huy động vốn thường là từ các khoản vay hơn là sử dụng nguồn tài chính nội bộ. Xét về biến thâm dụng vốn, kết quả cho rằng biến này khơng có ảnh hưởng với việc lựa chọn chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thâm dụng vốn khơng có xu hướng lựa chọn chính sách kế tốn làm giảm lợi nhuận. Về biến tỷ lệ sở hữu nhà nước, kết quả nghiên cứu khơng tìm ra mối liên hệ giữa biến này và lựa chọn chính sách kế tốn, điều này có thể giải thích do các doanh nghiệp có vốn nhà nước thường khơng có áp lực lợi nhuận nên việc sử dụng chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận vẫn không được chú trọng. Bên cạnh đó, số lượng mẫu khảo sát các doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn cịn ít, chỉ có 16/153 mẫu và phần lớn là những mẫu doanh nghiệp nhà nước
nắm quyền kiểm soát (từ 50% trở lên). Để có thể kiểm tra lại tác động của biến này một cách chính xác hơn, cần phải có nghiên cứu khảo sát về vấn đề này với số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này tác giả đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của mình đồng thời giải quyết được hai câu hỏi mà nghiên cứu đã đặt ra ban đầu:
- Thứ nhất, thực trạng việc lựa chọn chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Kết quả nghiên cứu khi khảo sát chuyên gia và từ các nghiên cứu trước cho thấy cơng tác lựa chọn chính sách kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn đã hình thành nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực, chưa có sự linh động trong tình hình thực tế
- Thứ hai, có những nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh? Sau khi khảo sát báo cáo tài chính của 153 doanh nghiệp trên địa bàn, từ kết quả hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến việc lựa chọn chính sách kế tốn ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp là Quy mô doanh nghiệp, Hợp đồng nợ và nhân tố Thuế. Mức độ tác động của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế tốn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện nay? Nhân tố thuế có tác động rất mạnh và ngược chiều đến việc lựa chọn chính sách kế tốn, tiếp theo là nhân tố hợp đồng nợ tác động cùng chiều và cuối cùng là nhân tố quy mô doanh nghiệp với tác động ngược chiều đến lựa chọn chính sách kế tốn.