Các thành phần của các yếu tố sau khi loại các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng , luận văn thạc sĩ (Trang 54)

STT Biến quan sát Ký hiệu

Sự tin tƣởng

1 Anh/chị không che giấu những điểm yếu và những sai sót của mình khi làm việc trong nhóm

TRU1

2 Anh/chị khơng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ các thành viên trong nhóm khi cần thiết

TRU2

3 Các thành viên trong nhóm anh/chị khơng đố kỵ lẫn nhau TRU3 4 Anh/chị mong nhận được sự góp ý của người khác về cơng việc

của mình

TRU6

Giải quyết xung đột

5 Các thành viên trong nhóm anh/chị sẵn sàng đóng góp ý kiến và quan đểm mang tính xây dựng

CON2

6 Anh/chị luôn chủ động thảo luận giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm

CON4

7 Nhóm anh/chị có khả năng xử lý xung đột giữa các thành viên trong nhóm

CON6

Cam kết thực hiện mục tiêu và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm

8 Tất cả những người tham gia trong nhóm anh/chị đóng góp cơng sức của mình

COM1

9 Các thành viên trong nhóm anh/chị hiểu rõ những định hướng và ưu tiên trong công việc cũng như mục tiêu mà họ phải hướng tới

COM2

10 Quyết định cuối cùng được đồng ý bởi các thành viên trong nhóm anh/chị một cách nhanh chóng

COM3

11 Anh/chị nhiệt tình tham gia vào cơng việc của nhóm COM4 12 Tất cả các thành viên trong nhóm anh/chị đều có trách nhiệm với

cơng việc của nhóm

STT Biến quan sát Ký hiệu

13 Anh/chị luôn xác định vấn đề một cách nhanh chóng bằng cách thảo luận với tất cả các thành viên trong nhóm

ACC2

14 Nhóm anh/chị có được sự đồng thuận giữa các thành viên khi có những tiêu chuẩn đánh giá thành quả phù hợp và công bằng

ACC4

15 Anh/chị ln hồn thành cơng việc của nhóm giao đúng hạn ACC5

Quan tâm đến kết quả

16 Nhóm anh/chị vẫn giữ được thành tích theo định hướng nhân viên RES1 17 Có sự hỗ trợ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm anh/chị RES2 18 Nhóm anh/chị thừa nhận thất bại và đưa ra kế hoạch sửa chữa sai

lầm

RES4

19 Nhóm anh/chị giữ được những nhân viên có định hướng tốt RES5

4.4.3. Thang đo hiệu quả làm việc theo nhóm

Thang đo hiệu quả làm việc theo nhóm bao gồm 3 biến quan sát: TEA1, TEA2, TEA3. Với giả thuyết H0 đặt ra trong phân tích này là giữa 3 biến quan sát trong tổng thể khơng có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig = 0.000); Hệ số KMO là 0.73(>0.5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.

Bằng phân tích EFA sử dụng với phương pháp trích nhân tố principal component và phép quay Varimax đã trích được một nhân tố duy nhất tại eigenvalue bằng 2.389 và phương sai trích được là 79.627% (>50%) đạt yêu cầu nên tất cả các biến được chấp nhận trong thang đo.

4.5. Mơ hình điều chỉnh

Hình 4.1. Mơ hình điều chỉnh

Trong mơ hình này, biến phụ thuộc là hiệu quả làm việc nhóm và biến độc lập là các thành phần: Sự tin tưởng, Giải quyết xung đột, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả.

Các giả thuyết của mơ hình là

- H1:Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

- H2: Giải quyết xung đột có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

Sự tin tưởng

Cam kết và trách nhiệm của các thành viên Giải quyết xung đột

Quan tâm đến kết quả

Hiệu quả làm việc nhóm

- H3: Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

- H4: Quan tâm đến kết quả có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm

4.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.6.1. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến

Bước đầu khi phân tích hồi quy tuyến tính ta xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp. Mặt khác nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy tuyến tính ta đang xét.

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì cần lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Theo ma trận tương quan thì các biến đều có tương quan và có mức ý nghĩa ở mức 0.000 (sig = 0.000). Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc là hiệu quả làm việc nhóm và các biến độc lập là khá cao. Yếu tố có hệ số tương quan cao nhất với hiệu quả làm việc nhóm là cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm với r = 0.797, p < 0.00. Tiếp theo là yếu tố quan tâm đến kết quả với r = 0.775, p < 0.00. Kế đến là yếu tố giải quyết xung đột có hệ số tương quan với r = 0.558, p < 0.00. Cuối cùng là yếu tố sự tin tưởng với r = 0.50, p <0.00.. Hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến

phụ thuộc tương đối cao nên ta cần lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Bảng 4.7.Ma trận tương quan giữa các biến

Sự tin tưởng Giải quyết xung đột Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm Quan tâm đến kết quả Hiệu quả làm việc nhóm Sự tin tưởng 1 Giải quyết xung đột .494** 1 Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm .576** .630** .1 Quan tâm đến kết quả .481** .563** .716** 1 Hiệu quả làm việc nhóm .550** .558** .797** .775** 1

4.6.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy tuyến tính

Thực hiện kiểm tra các giả định hồi quy cho từng cặp (Xi,Y) cho thấy khơng có vi phạm giả định, các biến đều phù hợp cho phân tích hồi quy. Kết quả của phần kiểm định các giả thuyết hồi quy được trình bày trong phụ lục 7.

Đầu tiên ta xem xét giả định liên hệ tuyến tính. Giả định này được kiểm tra thông qua biểu đồ phân tán Scatter cho từng cặp (Xi,Y) trong đó X là biến độc lập chạy từ 1 đến 4 tương ứng là 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm là Sự tin tưởng, Giải quyết xung đột, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả. Kết quả cho thấy Xi có mối liên hệ tuyến tính với Y. Vậy giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Tiếp theo ta cần xem xét giả định phương sai của sai số không đổi. Giả định này được kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chẩn hóa (ZRESID và ZPRED). Kết quả là các giá trị phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0. Như vậy giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.

Tiếp theo ta xem xét giả định phần dư có phân phối chuẩn. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1. Như vậy giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Tiếp theo ta xem xét giả định khơng có tương quan giữa các phần dư. Kết quả kiểm tra cho thấy khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Như vậy giả định khơng có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

Cuối cùng ta xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mơ hình. Ở phần phân tích hệ số tương quan ở trên, ta đã thấy rằng giữa biến phụ thuộc có quan hệ tương quan khá rõ với các biến độc lập nhưng ta cũng thấy được giữa các biến độc lập cũng có tương quan với nhau. Điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng tuyến của mơ hình. Vì vậy, ta phải dị tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách tính hệ số phóng đại phương sai ( Variance inflation factor – VIF). Kết quả cho thấy hệ số VIF khá thấp đều dưới 3. Hệ

số VIF nhỏ hơn 10 ta có thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến( Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

4.6.3.Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở trên ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập bao gồm: Sự tin tưởng (G2), Giải quyết xung đột (G4), Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm(G1), Quan tâm đến kết quả (G3) và biến phụ thuộc là Hiệu quả làm việc theo nhóm (Y6) được đưa vào cùng một lúc (enter) cho thấy mơ hình hồi quy thích hơp sử dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết (sig. F=0.000) và giải thích được 72.2% sự khác biệt của biến phụ thuộc – Hiệu quả làm việc theo nhóm ( hiệu chỉnh = 0.722)

Bảng 4.8.Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Mơ hình R điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi

R thay đổi F thay đổi df1 df2

Mức ý nghĩa F thay đổi 1 .853a .727 .722 .45942 .727 136.571 5 205 .000

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Mục đích của kiểm định này là kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA cho thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig = 0.00), nên mơ hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có các yếu tố: Sự tin tưởng, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả có ý nghĩa thống kê với mức ý nghiã p< 0.05 (độ tin cậy là 95%). Yếu tố giải quyết xung đột khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình phân tích (sig. t>0.05).

Phương trình hồi quy tuyến tính chưa chuẩn hố thể hiện mối quan hệ giữa Hiệu quả làm việc nhóm (Y6) với các biến độc lập bao gồm: Sự tin tưởng (G2), Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm(G1), Quan tâm đến kết quả (G3) được thể hiện qua biểu thức sau:

Hiệu quả làm việc theo nhóm = 0.461 * G1 + 0.089 * G2 + 0.406 *G3

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter

Mơ hình

Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số chuẩn hoá t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Hệ số Toleran Nhân tử phóng đại phương sai (VIF) 1 (Hằng số) .134 .242 .553 .581 G1 .461 .060 .454 7.630 .000 .376 2.657 G2 .089 .043 .094 2.061 .041 .635 1.574 G3 .406 .053 .407 7.600 .000 .464 2.157 G4 -.003 .041 -.004 -.081 .935 .557 1.795

Phương trình hồi quy tuyến tính trên giúp ta rút ra kết luận từ mẫu nghiên cứu rằng hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên văn phịng ở TP. HCM phụ thuộc vào ba yếu tố chính đó là sự tin tưởng , cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và quan tâm đến kết quả.

Từ bảng 4.9, căn cứ theo hệ số hồi quy chuẩn hoá, ta cũng thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với hiệu quả làm việc nhóm, trong đó yếu tố cam kết thực hiện mục tiêu và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là quan tâm đến kết quả, cuối cùng là yếu tố sự tin tưởng có ảnh hưởng yếu nhất. Yếu tố giải quyết xung đột khơng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm do sig = 0.935 (>0.05). Kết quả này ủng hộ kết quả nghiên cứu của Judy L. Hamlin (2008) với R2 hiệu chỉnh = 0.82 và yếu tố giải quyết xung đột khơng ảnh huởng đến hiệu quả làm việc nhóm.

4.6.4. Kết quả kiểm định giả thuyết

Các giả thuyết của mơ hình:

H1: Sự tin tưởng có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm. Thành

phần Sự tin tưởng có beta = 0.094, giá trị t = 2.061, sig = 0.000 nên giả thuyết này

được chấp nhận.

H2: Giải quyết xung đột có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm. Thành phần Giải quyết xung đột có beta = -0.004, giá trị t = -.081, sig = 0.935 >0.05 nên giả thuyết này không được chấp nhận.

H3: Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc theo nhóm. Thành phần Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm có beta = 0.454, giá trị t = 7.630, sig = 0.000 nên giả thuyết này

được chấp nhận.

H4: Quan tâm đến kết quả có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc theo nhóm. Thành phần Quan tâm đến kết quả có beta = 0.407 giá trị t = 7.600, sig = 0.000 nên giả thuyết này được chấp nhận.

Bảng 4.10.Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Phát biểu

Kết quả kiểm định

H1 Sự tin tưởng có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm

việc theo nhóm Chấp nhận

H2 Giải quyết xung đột có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc theo nhóm

Khơng chấp nhận

H3 Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm

có ảnh huởng tích cực đến hiệu quả làm việc theo nhóm Chấp nhận H4 Quan tâm đến kết quả có ảnh huởng tích cực đến hiệu

quả làm việc theo nhóm Chấp nhận

4.6 .5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả phân tích được trình bày ở những nội dung trên, rút ra kết luận sau: các giả thuyết của mơ hình H1, H3, H4 được chấp nhận điều này có nghĩa là các yếu tố Sự tin tưởng, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm. Các yếu tố này

càng tăng cao thì hiệu quả làm việc nhóm càng cao trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hai yếu tố quan tâm đến kết quả và cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả làm việc nhóm. Điều này có nghĩa là khi các điều kiện khác không đổi, khi các thành viên trong nhóm quan tâm đến kết quả họ đạt được tăng 1 đơn vị theo thang đo (1 điểm trong thang đo Likert) thì Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm tăng 0.461 đơn vị theo thang đo (1 điểm trong thang đo Likert).Tương tự, hiệu quả làm việc nhóm sẽ tăng 0.406, 0.89 đơn vị khi quan tâm đến kết quả và sự tin tưởng tăng thêm 1 đơn vị. Đối với giả thuyết H2 thì với tập dữ liệu phân tích hiện tại chưa đủ cơ sở để chứng minh mối quan hệ tuyến tính trong mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến. Song, điều này khơng có ý nghĩa là yếu tố giải quyết xung đột khơng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm hoặc yếu tố này không quan trọng mà do dữ liệu này chưa đủ để chứng minh mối tương quan tuyến tính giữa biến độc lập này và biến phụ thuộc. Vì thế, nên được xem xét, so sánh trong một nghiên cứu khác với nhiều biến quan sát hơn. Để giải thích cho kết quả này, tác giả cho rằng do đối tượng trả lời còn khá trẻ, phần lớn là tốt nghiệp đại học và cao đẳng nên sự nhận thức, hiểu biết cao vì thế nên họ có khuynh hướng đánh giá cao kết quả đạt được của nhóm và cam kết hướng tới mục tiêu chung của tổ chức . Hơn nữa với sự nhận thức, hiểu biết cao của mình nên họ có xu hướng đề cao thành tích cá nhân và khơng đánh giá cao trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và sự tin tưởng vào các thành viên khác trong nhóm. Điều này rất cần được các doanh nghiệp lưu ý khi muốn xây dựng nhóm làm việc hiệu quả. Bên cạnh việc đề cao hiệu quả của nhóm làm việc các doanh nghiệp cũng cần phải đề cao thành tích cá nhân của các thành viên trong nhóm. Các doanh nghiệp cũng cần phải dung hịa giữa lợi ích của nhóm và lợi ích của từng thành viên trong nhóm. Có như vậy các thành viên trong nhóm mới thật sự tin tưởng nhau và có trách nhiệm cao đối với cơng việc của nhóm. Tóm lại, kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên khối văn phòng , luận văn thạc sĩ (Trang 54)