Sự tin tưởng Giải quyết xung đột Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm Quan tâm đến kết quả Hiệu quả làm việc nhóm Sự tin tưởng 1 Giải quyết xung đột .494** 1 Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm .576** .630** .1 Quan tâm đến kết quả .481** .563** .716** 1 Hiệu quả làm việc nhóm .550** .558** .797** .775** 1
4.6.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy tuyến tính
Thực hiện kiểm tra các giả định hồi quy cho từng cặp (Xi,Y) cho thấy khơng có vi phạm giả định, các biến đều phù hợp cho phân tích hồi quy. Kết quả của phần kiểm định các giả thuyết hồi quy được trình bày trong phụ lục 7.
Đầu tiên ta xem xét giả định liên hệ tuyến tính. Giả định này được kiểm tra thông qua biểu đồ phân tán Scatter cho từng cặp (Xi,Y) trong đó X là biến độc lập chạy từ 1 đến 4 tương ứng là 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm là Sự tin tưởng, Giải quyết xung đột, Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và Quan tâm đến kết quả. Kết quả cho thấy Xi có mối liên hệ tuyến tính với Y. Vậy giả định liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Tiếp theo ta cần xem xét giả định phương sai của sai số không đổi. Giả định này được kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chẩn hóa (ZRESID và ZPRED). Kết quả là các giá trị phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0. Như vậy giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.
Tiếp theo ta xem xét giả định phần dư có phân phối chuẩn. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1. Như vậy giả định phần dư có phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.
Tiếp theo ta xem xét giả định khơng có tương quan giữa các phần dư. Kết quả kiểm tra cho thấy khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Như vậy giả định khơng có tương quan giữa các phần dư khơng bị vi phạm.
Cuối cùng ta xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mơ hình. Ở phần phân tích hệ số tương quan ở trên, ta đã thấy rằng giữa biến phụ thuộc có quan hệ tương quan khá rõ với các biến độc lập nhưng ta cũng thấy được giữa các biến độc lập cũng có tương quan với nhau. Điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng tuyến của mơ hình. Vì vậy, ta phải dị tìm hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách tính hệ số phóng đại phương sai ( Variance inflation factor – VIF). Kết quả cho thấy hệ số VIF khá thấp đều dưới 3. Hệ
số VIF nhỏ hơn 10 ta có thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến( Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
4.6.3.Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson ở trên ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập bao gồm: Sự tin tưởng (G2), Giải quyết xung đột (G4), Cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm(G1), Quan tâm đến kết quả (G3) và biến phụ thuộc là Hiệu quả làm việc theo nhóm (Y6) được đưa vào cùng một lúc (enter) cho thấy mơ hình hồi quy thích hơp sử dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết (sig. F=0.000) và giải thích được 72.2% sự khác biệt của biến phụ thuộc – Hiệu quả làm việc theo nhóm ( hiệu chỉnh = 0.722)