CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả nghiên cứu và giả thuyết
STT Biến Giả thuyết Kết quả
1 SIZE + + 2 AUDIT + - 3 AGE + + 4 ROA + - 5 LEV + - 6 GROW - - 7 OWN + + 8 IND + + Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong đó (+) Thuận chiều, (-) Nghịch chiều
Nhân tố Quy mô Công ty
Theo kết quả nghiên cứu, biến quy mơ cơng ty (SIZE): có mối quan hệ cùng chiều với mức độ trình bày BCBP (SDI) với hệ số là 0,372 và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của McKinnon & Dalimunthe (1993). Alfaraih, M.M. and Alanezi, F.S., (2011).
Kết quả này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp lớn, nhiều ngành nghề kinh doanh, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trên nhiều khu vực địa lý doanh nghiệp có xu hƣớng cơng bố nhiều thơng tin hơn và trình bày BCBP chi tiết hơn.
Từ đó chấp nhận giả thuyết nghiên cứu:
H1: Quy mơ cơng ty có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của doanh nghiệp.
Nhân tố Chất lƣợng cơng ty kiểm tốn
Biến chất lƣợng công ty kiểm tốn (AUDIT): có mối quan hệ ngƣợc chiều với mức độ trình bày BCBP. Các cơng ty đƣợc kiểm toán bởi Big4 có mức độ trình bày báo cáo bộ phận ít hơn các cơng ty khác 0,155 đơn vị. Kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê và chƣa thể khẳng định cho giả thiết này.
Tác giả đã kỳ vọng các doanh nghiệp đƣợc kiểm tốn bởi Big 4 sẽ trình bày nhiều thơng tin về BCBP nhƣng kết quả nghiên cứu lại cho kết quả trái ngƣợc. Điều này đƣợc lí giải một phần bởi số lƣợng các cơng ty đƣợc kiểm tốn bởi Big 4 quá thấp (17,2%) dẫn đến chất chất lƣợng và số lƣợng các thông tin trên báo cáo bộ phận không cao. Ngồi ra các doanh nghiệp khơng tn thủ việc trình bày thơng tin trên báo cáo bộ phận làm cho cơng tác kiểm tốn gặp khó khăn khi kiểm tra các thơng tin của bộ phận.
Nhân tố Thời gian hoạt động
Biến thời gian hoạt động (AGE): có tƣơng quan thuận chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu doanh nghiệp tăng thêm một năm hoạt động thì mức độ trình bày BCBP sẽ tăng 0,215 đơn vị. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu của Glaum và Street (2003) và Alfaraih, M.M. and Alanezi, F.S., (2011). Điều này cho thấy rằng, các công ty có thời gian hoạt động lâu năm đã quen với các quy định về việc công bố thông tin theo các chuẩn mực kế toán, về các quy định của luật doanh nghiệp và về các quy định về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khốn do đó mức độ trình bày thơng tin trên BCBP tăng lên.
Từ đó chấp nhận giả thuyết nghiên cứu:
H3: Thời gian hoạt động có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của doanh nghiệp.
Nhân tố tỷ suất sinh lời
Biến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): có mối quan hệ ngƣợc chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu tỷ suất sinh lời trên tài sản tăng một đơn vị thì mức độ trình bày
BCBP giảm 0,03 đơn vị. Tuy nhiên sig = 0,144 > 0,05 nên kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê do vậy kết quả hồi quy không hỗ trợ cho giả thiết này
Nhân tố địn bẩy tài chính
Biến địn bẩy tài chính (LEV): có mối quan hệ ngƣợc chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu địn bẩy tài chính tăng 1 đơn vị thì mức độ trình bày BCBP giảm 0,181 đơn vị. Tuy nhiên kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,06>0,05) do vậy kết quả hồi quy không hỗ trợ cho giả thiết này.
Nhân tố Tăng trƣởng
Biến tăng trƣởng doanh thu (GROW): thể hiện mối quan hệ ngƣợc chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu doanh thu tăng 1 đơn vị thì mức độ trình bày BCBP giảm 0,063 đơn vị. Kết quả này đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Thuý (2010), Alfaraih, M.M. and Alanezi, F.S., (2011) Điều này cho thấy rằng các công ty mức tăng trƣởng thấp sẵn sàng cung cấp nhiều thông tin trên BCBP và ngƣợc lại các cơng ty có mức tăng trƣởng cao có xu hƣớng trình bày ít thơng tin trên BCBP, nhằm tránh đối thủ cạnh tranh lợi dụng các thông tin này gây tổn hại tới lợi ích của đơn vị.
Do vậy chấp nhận giả thuyết H6: Mức tăng trƣởng có mối quan hệ nghịch chiều với mức độ cơng bố thông tin trên BCBP.
Nhân tố sở hữu nhà nƣớc
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố sở hữu nhà nƣớc có tác động thuận chiều tới mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên kết quả này khơng có ý nghĩa thống kê (Sig = 0,122> 0,05) do vậy kết quả hồi quy không hỗ trợ cho giả thiết này.
Đây là nhân tố đƣợc tác giả kì vọng sẽ có tác động tích cực lên mức độ cơng bố thơng tin trên báo cáo bộ phận của doanh nghiệp trong hoàn cảnh trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam có nhiều doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm quyền sở hữu với nhiều áp
lực và quy định phải công công bố thông tin nhiều hơn. Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu chƣa đủ để khẳng định giả thuyết trên.
Nhân tố ngành
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Ngành cơng nghiệp có tác động thuận chiều chiều tới mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cơng nghiệp thì mức độ cơng bố thơng tin trên BCBP sẽ tăng 0,016 đơn vị. Kết quả này đồng thuận với các kết quả nghiên cứu của Verecchia (1983), Cooke (1989), Alfaraih, M.M. and Alanezi, F.S., (2011). Theo đó các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp với quy trình kinh doanh phức tạp, nhiều cơng đoạn cơng bố nhiều thông tin chi tiết hơn ngƣời sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó có thơng tin về báo cáo bộ phận.
Từ đó chấp nhận giả thuyết nghiên cứu: Ngành cơng nghiệp có quan hệ thuận chiều với mức độ công bố thông tin trên BCBP của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy sau khi dựa kết quả chạy mơ hình thì nghiên cứu cịn chấp nhận 4 giả thiết: H1, H3, H6 và H8.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4 này, tác giả đã đi vào nội dung chính của đề tài, đó là tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các công ty. Bƣớc đầu tác giả thống kê mơ tả các biến, phân tích hệ số tƣơng quan giữa các biến, kết quả cho thấy giữa các biến độc lập có mối quan hệ tƣơng quan với biến phụ thuộc. Kết quả chạy hồi qui cho thấy 4 nhân tố là Quy mô, số năm hoạt độngvà ngành có tác động thuận chiều đến mức độ cơng bố thông tin trên BCBP. Nhân tố Tăng trƣởng tác động nghịch chiều đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận. Kết quả nghiên cứu này cũng là nền tảng để nghiên cứu kiến nghị các giải pháp nhằm mức độ công bố thông tin trên BCBP của các công ty niêm yết