KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

5.1. Kết luận

Thơng qua việc tìm hiểu tài liệu cùng với việc nhìn nhận tình hình thực tế tại Việt Nam tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố tác động tới mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết bao gồm 8 nhân tố (1) Quy mô cơng ty, (2) Chất lƣợng cơng ty kiểm tốn, (3) Thời gian hoạt động, (4) Tỷ suất sinh lời (5) Đòn bẩy tài chính, (6) Mức tăng trƣởng, (7) Hình thức sở hữu, (8) Ngành. Dựa vào mơ hình nghiên cứu này, tác giả đã thu thập dữ liệu của 338 công ty niêm yết trên sàn thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong 2015. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, những dữ liệu đã đƣợc mã hóa sẽ nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu SPSS để thống kê mơ tả các biến độc lập từ đó đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin của báo cáo bộ phận sau đó tiến hành chạy hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu để kiểm định mơ hình, đo lƣờng mức độ tác động tới việc công bố thông tin trên báo cáo bộ phận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến: quy mô công ty, thời gian hoạt động, tăng trƣởng và ngành có tác động đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của doanh nghiệp.

5.2 Kiến nghị nâng cao mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận

Từ kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng 4, nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam, tác giả đề xuất các nhóm kiến nghị sau:

5.2.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết

Qua khảo sát 630 Doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam, chỉ có 338 Cơng ty có trình bày báo tài chính với tỷ lệ 53,65% là rất thấp. Trong 338 trình bày các thơng tin trên báo cáo bộ phận nhiều cơng ty chỉ trình bày 1 duy nhất là Doanh thu bộ phận. Điều này thể hiện rằng mức độ tuân thủ VAS về công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp chƣa cao.

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế, việc trình bày thông tin nên đƣợc các doanh nghiệp xem là nhƣ quyền lợi thay vì là một nghĩa vụ phải công bố. Việc minh bạch thông tin giúp báo cáo tài chính nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc rõ ràng và tạo sự tin cậy cho nhà các đầu tƣ nhằm huy động vốn từ các nguồn lực của nền kinh tế phục vụ các chiến lƣợc, mục tiêu kinh doanh của mình.

5.2.1.1 Về thời gian hoạt động của công ty

Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài, có thời gian niêm yết sớm với đội ngũ kế tốn có kinh nghiệm, đã quen với các quy định đối với các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, quen với các quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp tiếp tục nâng cao mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận. Ngoài các chỉ tiêu bắt buộc trên báo cáo bộ phận, các doanh nghiệp bổ sung thêm các thông tin tự nguyện khác. Bên cạnh đó, ngồi các thơng tin thể hiện số lƣợng của thông tin nhƣ số lƣợng các chỉ tiêu, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào chất lƣợng của thông tin trên báo cáo bộ phận giúp ngƣời đọc báo bộ phận có đƣợc sự tin tƣởng với thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.

Ngồi ra các cơng ty có thời gian hoạt động thấp hơn, ngoài việc chú trọng phát triển thị trƣờng thì nên chú trọng vào phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán. Xây dựng hệ thống kế toán với quy trình chặt chẽ, đội ngũ nhân viên kế tốn chất lƣợng cao có những hiểu biết nhất định về thơng tin bộ phận, cách lập và trình bày các thơng tin trên báo cáo bộ phận cũng là giải pháp để nâng cao thông tin trên báo cáo bộ phận của doanh nghiệp.

5.2.1.2 Về quy mô công ty

Các cơng ty có quy mơ lớn nên xây dựng và tuân thủ quy trình chặt chẽ về kế toán, xây dựng bộ máy kế tốn chun nghiệp với các quy trình phân công công việc cụ thể rõ ràng hơn…nhằm nâng cao tính mức độ cơng bố thơng tin kế tốn trên BCTC,

duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tƣ, nhằm thu hút hiệu quả hơn các nguồn vốn.

Các cơng ty có quy mô nhỏ nên áp dụng công bố báo cáo bộ phận để thơng tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp và phục vụ cơng tác quản trị. Với những lợi ích của báo cáo bộ phận đã đƣợc chỉ ra, việc lập báo cáo bộ phận không những phục vụ cho công tác quản trị tại doanh nghiệp mà còn mang tới các ngƣời sử sụng những thơng tin hữu ích cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính.

5.2.1.3 Về lĩnh vực hoạt động

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp với những chu trình kinh doanh phức tạp, qua nhiều cơng đoạn, do đó tiếp tục hồn thiện và cơng bố tới ngƣời sử dụng những thơng tin hữu ích về báo cáo bộ phận.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác, tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy trình kinh doanh của mình nên lập và công bố các thông tin bộ phận một cách chi tiết và có chất lƣợng. Điều này vừa giúp nhà quản lý có đƣợc những thơng tin chi tiết, sát sao với tình hình của doanh nghiệp từ đó có những quyết định đúng dựa trên các thông tin bộ phận.

5.2.2 Kiến nghị đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản lý

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có mức tăng trƣởng cao có xu hƣớng che giấu các thông tin, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm và chi tiết nhƣ ở phần báo cáo bộ phận. Với mục đích bảo vệ các bí mật kinh doanh, chủ doanh nghiệp và nhà quản lý cao trong doanh nghiệp có những những sức ép nhất định đối với ngƣời lập và trình bày báo cáo bộ phận trong việc che giấu bớt thơng tin. Điều này có thể đúng trong ngắn hạn, tuy nhiên với sự bùng nổ thơng tin nhƣ hiện nay thì các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị nên xem việc tiết lộ và công bố nhiều thông tin liên quan bộ phận sẽ tạo ra sự minh bạch thông tin, ngƣời dùng sẽ tiếp nhận các thơng tin tích cực và hữu ích để đƣa ra những quyết định có lợi cho cả doanh nghiệp và cả nhà đầu tƣ.

Ngoài ra để hạn chế sự chi phối và tác động của các cá nhân có ảnh hƣởng tới lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu với những cơng cụ quản lý nhƣ ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp nhƣ ERP (Enterprise Resource Planning) để theo dõi các thông tin, các dữ liệu đầu ra, đầu vào. Thực hiện phân cấp, phần quyền cho các đối tƣợng sử dụng theo yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao…

5.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

5.2.3.1 Hoàn thiện chuẩn mực về báo cáo bộ phận

Hội tụ kế toán quốc tế đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đó là một q trình lâu dài và nhận đƣợc sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia do những khác biệt về môi trƣờng pháp lý, tình hình chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau nên đã có phƣơng thức hội tụ khác nhau. Đứng trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cũng tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp lý kế tốn theo thơng lệ quốc tế.

Từ năm 2006 cho đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán dựa trên chuẩn mực BCTC và điều kiện thực tiễn của mình. Tuy nhiên, hệ thống kế tốn Việt Nam chịu sự chi phối khá cao của các quy định về thuế, sự đan xen giữa Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 28 – Báo cáo bộ phận đƣợc ban hành năm 2005 dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 14 trong khi hiện tại chuẩn mực kế toán quốc tế đang sử dụng là IFRS 8 ban hành năm 2009. Hơn nữa dựa trên công tác thực hành về trình bày báo cáo bộ phận, hội đồng chuẩn mực kế tốn quốc tế (IASB) thơng qua các dự án cải tiến thƣờng niên đã chỉnh sửa bổ sung nhiều vấn đề cịn thiếu sót để hồn thiện IFRS 8.VAS 28 công bố thông tin về báo cáo bộ phận theo hƣớng xem xét rủi ro và lợi ích của thơng tin trong khi đó IFRS 8 tiếp cận theo phƣơng pháp quản trị, hƣớng tới việc trình bày báo cáo bộ phận mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Vì vậy, hồn thiện và hƣớng tới hội tụ với kế toán quốc tế trở thành yêu cầu cấp thiết đối với kế tốn nƣớc nhà trong đó hƣớng tới

hồn thiện về việc lập và trình bày báo tài chính nói chung và báo cáo bộ phận nói riêng.

5.2.3.2 Tăng cƣờng cơng tác quản lý kế tốn

Các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính trong đó có báo cáo bộ phận đã đƣợc thể hiện trong các Chuẩn mực kế tốn, các Nghị định, Thơng tƣ của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ các hội nghề nghiệp tuy nhiên các văn bản xử lí việc khơng tn thủ các quy định về thuyết minh báo cáo bộ phận lại chƣa rõ ràng, điều này làm cho doanh nghiệp không quan tâm nhiều tới việc thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp chỉ thuyết minh các thông tin vừa đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin cơ bản của ngƣời sử dụng thơng tin tài chính. Do đó đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần có những quy định cụ thể hơn khi trình bày thuyết minh báo cáo tài chính và đặc biệt là các thông tin trên báo cáo bộ phận và có những chế tài xử lý khi doanh nghiệp doanh nghiệp khơng trình bày phần thuyết minh các thông tin trên báo cáo bộ phận.

5.2.3.3 Nâng cao vai trị của các hội nghề nghiệp

Theo thơng lệ quốc tế, việc ban hành các chuẩn mực kế toán đƣợc chuyển giao cho các tổ chức, hội hành nghề kế toán, kiểm toán.Việc làm này sẽ có hiệu quả hơn, bởi đây là những ngƣời có kinh nghiệm thực tiễn và là ngƣời trực tiếp triển khai, vận dụng các chuẩn mực kế toán vào cuộc sống. Trong khi đó, hiện nay việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam thực hiện mặc dù có sự góp mặt của các hội kế toán, kiểm toán, các kiểm toán viên tuy nhiên Bộ Tài chính vẫn giữ vai trị chính với tƣ cách là cơ quan quản lý để ban hành các quy định. Vì thế, trong thời gian tới Việt Nam cần nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn cũng nhƣ đóng góp ý kiến của các kế toán, kiểm toán viên trong việc vận dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế đối với các doanh nghiệp niêm yết, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng.

5.2.3.4 Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nƣớc

Uỷ ban chứng khoán nhà nƣớc là cơ quan quản lý trực tiếp trong việc công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết. Mặc dù đã có chế tài trong việc xử lý các

doanh nghiệp cố tình khơng cơng bố thơng tin tuy nhiên các xử lí hiện nay về vi phạm các quy định về trình bày và cơng bố thơng tin báo cáo bộ phận là chƣa thoả đáng. Các doanh nghiệp vẫn cố tình khơng cơng bố thơng tin với lí do là “Doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh và một khu vực địa lý”, tuy nhiên chƣa có cơ quan nhà nƣớc nào kiểm tra lại việc công bố này. Do đó việc UBCKNN kiểm tra việc cơng bố thơng tin trên báo cáo bộ phận là cần thiết đối với sự minh bạch của thơng tin tài chính và có chế tài xử lý khi doanh nghiệp cố tình khơng tuân thủ về công bố thông tin.

5.2.4. Kiến nghị đối với nhà đầu tƣ

Phần lớn các nhà đầu tƣ ở Việt Nam còn hạn chế về khả năng phân tích, đọc hiểu nội dung của BCTC, đa phần là đầu tƣ theo nhóm, theo số đơng và phong trào cộng với sự thay đổi thất thƣờng của TTCK ở Việt Nam, nên khi đƣa ra quyết định đầu tƣ, nhà đầu tƣ cần thận trọng, hiểu rõ thực trạng doanh nghiệp mà mình dự tính đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ là cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết trong các cuộc đại hội cổ đông nên yêu cầu các nhà quản trị cung cấp thêm thông tin về báo cáo bộ phận, bao gồm các chỉ tiêu bắt buộc và khuyến khích trình bày trong phần này. Điều này giúp cho nhà đầu tƣ có thêm nhiều thơng tin hữu ích và đầy đủ hơn trong việc ra các quyết định tài chính.

5.3. Hạn chế và đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của đề tài 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã cố gắng thực hiện một cách khoa học, đúng các quy trình của cơng trình nghiên cứu tuy nhiên do những hạn chế về trình độ nghiên cứu, thời hạn có hạn, vì vậy nghiên cứu đã gặp phải nhiều hạn chế.

Thứ nhất, hạn chế về việc xây dựng mơ hình nghiên cứu, cơng bố thơng tin trên báo cáo bộ phận đƣợc nghiên cứu rất nhiều trên các nƣớc phát triển và có nhiều nhân tố tác động, tuy nhiên để phù hợp với điều kiện thị trƣờng ở Việt Nam và điều kiện nghiên cứu nên tác giả chỉ chọn những tiêu chí phù hợp cho việc thu thập dữ liệu một cách phù hợp nhất. Nếu có thể xây dựng một thang đo đa dạng và thích hợp hơn thì

nghiên cứu cơng bố thơng tin trên báo cáo bộ phận của BCTC sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.

Thứ hai, hạn chế liên quan tới mức độ công bố thông tin: Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng định nghĩa mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận, dựa trên số lƣợng các chỉ tiêu và sự chi tiết của các thuyết minh này, tuy nhiên tác giả chƣa xem xét đƣợc tính chính xác và hữu ích của thơng tin thể hiện trong đó.

Thứ ba, hạn chế liên quan đến kết quả nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu này đƣợc so sánh với các kết quả của nghiên cứu trƣớc đây. Bất cứ kết luận nào rút ra cần đƣợc đánh giá một cách thận trọng do các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện ở các quốc gia khác nhau, có thể có khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, tiến hành trong các khoảng thời gian khác nhau.

Cuối cùng, hạn chế liên quan thời gian nghiên cứu: Do thời gian có hạn, tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu mức độ công bố thông tin của báo cáo bộ phận trong năm 2015. Thời gian nghiên cứu chỉ thực hiện trong 1 năm nên không thể khái quát hết đƣợc tình trạng trình bày báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp.

5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế cụ thể trên, nghiên cứu đƣa ra một số hƣớng cho các nghiên cứu tiếp theo nhƣ sau:

Thứ nhất, những nghiên cứu sau có thể phát triển theo hƣớng đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố tài chính khác mà nghiên cứu này chƣa đề cập. Đƣa thêm vào mơ hình các nhân tố phi tài chính về đặc điểm quản trị nhƣ: cơ cấu hội đồng quản trị, trình độ kế tốn ngƣời lập báo cáo tài chính, cấu trúc sở hữu, sự hiện diện của ban kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ,…

Thứ hai, những nghiên cứu sau có thể phát triển theo hƣớng khảo sát trong 1 giai đoạn từ 3 đến 5 năm để thấy đƣợc mức độ công bố thông tin thay đổi qua từng năm, mức độ tác động của từng nhân tố qua các năm để thấy đƣợc nhân tố nào tác động mạnh, nhân tố nào tác động yếu, từ đó có hƣớng phát huy các nhân tố đó để làm tăng

mức độ công bố thông tin của báo cáo bộ phận nói riêng và báo cáo tài chính nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo bộ phận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)