Các tiêu chí để đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trường hợp các công ty sản xuất thiết bị điện điện tử ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4 Các tiêu chí để đánh giá thang đo

Chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học (Nguyễn Định Thọ, 2011, trang 364). Thang đo được xem là tốt khi nó xác định đúng giá trị cần đo. Khi đó, độ tin cậylà thơng số thường sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phù hợp của thang đo.Độ tin cậy được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency) thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation). Thêm vào đó, người ta cũng sử dụng phân tích EFA để đánh giá độ giá trị (giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) của thang đo.

3.4.1 Tiêu chí phân tích hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp ra khỏi thang đo. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha biến thiên trong khoảng từ [0,7 – 0,8] và nếu từ 0,6 trở lên thì chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Burnstein, 1994 trích từ nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, 2011,trang 351)

3.4.2 Tiêu chí phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố là một bước để xác định số lượng các nhân tố trong thang đo. Các biến có trọng số (factor loading) ≥ 0,5 trong EFA sẽ đạt mức ý nghĩa, nếu nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue. Đại lượng Eigenvalue cho biết lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mơ hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn biến gốc nên sẽ được loại bỏ. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố, cịn nếu hệ sơ này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng phù

hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 30- 31).

Ngoài ra, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%.(Gerbing & Anderson, 1987). Khác biệt hệ sốtải nhân tố của một biến quan sát trên các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữ các nhân tố.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 tác giả trình bày về nội dung của thiết kế nghiên cứu bao gồm các bước thực hiện nghiên cứu: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng bao gồm quy trình nghiên cứu chi tiết. Tiếp đến là phần xâydựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu đã đề cập ở phần cơ sở lý thuyết bao gồm: thang đo sự thành công của dự án, thang đo 10 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Cuối cùng là sự trình bày về các tiêu chí để đánh giá một thang đo phù hợp cho nghiên cứu. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày về những kết quả phân tích nghiên cứu thơng qua bộ dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trường hợp các công ty sản xuất thiết bị điện điện tử ở khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)